Mục lục
Xét nghiệm đông máu đo khả năng cầm máu và thời gian đông máu của bạn. Các chỉ số xét nghiệm đông máu có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ chảy máu quá nhiều hoặc hình thành cục máu đông (huyết khối) ở đâu đó trong mạch máu.
1. Mục đích của các xét nghiệm đông máu
Rối loạn đông máu có thể gây chảy máu, mất máu hoặc đông máu rất nguy hiểm. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn đông máu, họ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm đông máu. Các xét nghiệm này đo lường các protein khác nhau và cách chúng hoạt động.
Các tình trạng có thể gây ra vấn đề đông máu bao gồm:
- Bệnh gan;
- Bệnh huyết khối - đông máu quá mức;
- Bệnh ưa chảy máu.
Các xét nghiệm đông máu rất hữu ích trong việc theo dõi những bệnh nhân đang dùng các thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu. Các xét nghiệm đông máu đôi khi cũng được sử dụng trước khi phẫu thuật.
2. Các chỉ số xét nghiệm đông máu thường quy
Các chỉ số xét nghiệm đông máu thường quy được sử dụng đó là:
- Công thức máu (CBC): Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC). Kết quả xét nghiệm này có thể cho biết bạn bị thiếu máu hoặc số lượng tiểu cầu thấp, có thể cản trở khả năng đông máu của bạn.
- Xét nghiệm yếu tố V: Thử nghiệm này đo yếu tố V, một chất tham gia vào quá trình đông máu. Yếu tố V thấp có thể là dấu hiệu của bệnh gan, tiêu sợi huyết nguyên phát (phá vỡ cục máu đông) hoặc đông máu nội mạch lan tỏa (DIC).
- Nồng độ fibrinogen: Fibrinogen là một loại protein do gan của bạn tạo ra. Kết quả nồng độ fibrinogen bất thường có thể là dấu hiệu của ra máu quá nhiều hoặc xuất huyết, tiêu sợi huyết, nhau bong non (hiện tượng bánh nhau tách khỏi thành tử cung).
- Thời gian prothrombin (PT hoặc PT-INR): Prothrombin là một loại protein khác mà gan của bạn sản xuất. Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT) đo mức độ và thời gian máu của bạn đông lại. Có thể mất nhiều thời gian hơn nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu. Các lý do khác dẫn đến kết quả bất thường bao gồm bệnh ưa chảy máu, bệnh gan và kém hấp thu. Nó cũng hữu ích trong việc theo dõi những người dùng thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin). Kết quả được đưa ra trong số giây cần thiết để máu đông.
- Số lượng tiểu cầu: Bạn có thể có một số lượng thấp bất thường nếu bạn đang hóa trị, dùng một số loại thuốc hoặc đã được truyền một lượng máu lớn. Các nguyên nhân khác gây giảm số lượng tiểu cầu như bệnh celiac, thiếu vitamin K và bệnh bạch cầu. Thiếu máu, tăng tiểu cầu nguyên phát hoặc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML) có thể là nguyên nhân gây ra số lượng tiểu cầu tăng cao bất thường.
- Thời gian Thrombin: Thời gian thrombin đo mức độ hoạt động của fibrinogen. Kết quả xét nghiệm bất thường có thể do rối loạn fibrinogen di truyền, bệnh gan, ung thư và dùng thuốc ảnh hưởng đến đông máu.
- Thời gian chảy máu: Thử nghiệm này phân tích các mạch máu nhỏ trên da đóng lại và cầm máu nhanh như thế nào.
3. Các xét nghiệm đông máu được tiến hành như thế nào?
Các xét nghiệm chỉ số đông máu được tiến hành giống như hầu hết các xét nghiệm máu thông thường. Bạn có thể cần ngừng dùng một số loại thuốc trước khi tiến hành lấy máu, ngoài ra, bạn không cần thêm các chuẩn bị nào khác.
Kỹ thuật viên sẽ khử trùng một điểm trên mu bàn tay hoặc bên trong khuỷu tay của bạn. Họ sẽ đưa một cây kim vào tĩnh mạch để lấy máu. Các tác dụng phụ của xét nghiệm đông máu nói chung là rất nhỏ. Bạn có thể bị đau nhẹ hoặc có vết bầm tím tại chỗ lấy máu. Các rủi ro bao gồm choáng váng, đau đớn và nhiễm trùng.
Tóm lại, xét nghiệm đông máu đo khả năng cầm máu và thời gian đông máu của bạn. Các chỉ số xét nghiệm đông máu có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ chảy máu quá nhiều hoặc hình thành cục máu đông (huyết khối) ở đâu đó trong mạch máu và đôi khi nó cũng được sử dụng trước khi phẫu thuật.
- Công dụng thuốc Cammic 250mg
- Chảy máu ồ ạt nguy hiểm thế nào?
- Trẻ thỉnh thoảng bị chảy máu cam có nguy hiểm không?