Mục lục
- 1. 1. Hãy quan tâm đến thực phẩm có chứa đường
- 2. 2. Chất béo thiết yếu như Omega-3 và Omega-6
- 3. 3. Ăn gì tốt cho não trẻ? Phospholipid và Lecithin
- 4. 4. Folate giúp cải thiện sức khỏe não bộ
- 5. 5. Ăn gì bổ não? Tăng cường Axit amin
- 6. 6. Ăn gì tốt cho não trẻ? Bổ sung Iod và sắt
- 7. 7. Nên nhớ bổ sung vitamin D cho trẻ
- 8. Đánh giá
Dinh dưỡng cho não bộ là vấn đề quan trọng cần được cha mẹ chú ý để duy trì hoạt động trí não hiệu quả ở trẻ. Vậy ăn gì tốt cho não trẻ? Nếu cần tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện trí nhớ, cha mẹ đừng quên bổ sung vào khẩu phần ăn những loại thực phẩm kích thích trí thông minh ở trẻ dưới đây.
1. Hãy quan tâm đến thực phẩm có chứa đường
Bộ não trẻ em được tạo thành từ một mạng lưới dày đặc các tế bào thần kinh hoạt động liên tục để duy trì các chức năng quan trọng. Để duy trì hoạt động hằng ngày, não bộ cần nguồn năng lượng chính là glucose. Chất này được tổng hợp từ lượng đường và carbohydrate mà cơ thể nạp vào thông qua thực phẩm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đầy đủ lượng đường cần thiết cho trẻ sẽ giúp tăng cường nhận thức, khả năng chú ý, ghi nhớ và học hỏi. Tuy nhiên, dùng quá nhiều đường dễ khiến cơ thể trẻ gặp phải một số vấn đề sức khỏe không mong muốn như: đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch... Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo sử dụng đường một cách hợp lý theo gợi ý dưới đây:
- Nên sử dụng thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm để mức đường trong máu luôn ở trạng thái ổn định. Ví dụ: Ngũ cốc thô (bánh mì đen, gạo không xát trắng, khoai lang, khoai tây, ngô...); các loại trái cây ít ngọt (táo, bưởi, sơ ri,..).
- Hạn chế cho trẻ uống nước ép (vì nước ép trái cây có giá trị dinh dưỡng và lượng chất xơ thấp, chúng còn chứa nhiều đường khiến trẻ dễ tăng cân).
- Tránh không cho trẻ uống nước ngọt, nước có gas, bánh kẹo ngọt, chè,...
2. Chất béo thiết yếu như Omega-3 và Omega-6
Đây là những chất quan trọng đề cấu tạo nên các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, những chất này cơ thể không tự tổng hợp được mà chỉ có thể bổ sung thông qua con đường ăn uống:
- Omega-3: có nhiều trong các loại cá da trơn giàu chất béo (cá thu, cá ba sa, cá hồi, cá ngừ...), tảo biển, rau bắp cải...
- Omega-6: có trong các loại hạt nhiều dầu (hạt hướng dương, đậu Hà Lan, hạt bí đỏ...), dầu thực vật, thịt gà...
Đặc biệt cá giàu axit béo và Omega-3 là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho não bộ dồi dào, giúp bảo vệ mạch máu não, thúc đẩy các tế bào não hoạt động và cải thiện chứng mất trí nhớ, nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ. Nói chung, đây là loại thực phẩm đặc biệt cần thiết đối với người cao tuổi và cả trẻ nhỏ.
3. Ăn gì tốt cho não trẻ? Phospholipid và Lecithin
Bộ não của con người cần có Lecithin và Phospholipid để duy trì hoạt động. Đây là 2 nguyên tố vi lượng giúp tạo bao myelin xung quanh các dây thần kinh để tăng cường khả năng truyền các tín hiệu chỉ đạo của não. Ngoài ra, 2 chất này còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ của các tế bào thần kinh và ngăn ngừa ngưng kết tố tiểu cầu.
Hai chất này có nhiều trong lòng đỏ trứng và củ lạc. Bổ sung thêm trứng và lạc trong khẩu phần ăn của trẻ sẽ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho não bộ, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và gia tăng trí nhớ.
Xem ngay: 7 thực phẩm bổ não cho trẻ: Dinh dưỡng giúp bé phát triển nhạy bén
4. Folate giúp cải thiện sức khỏe não bộ
Folate (axit folic, vitamin B9) là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với khả năng tuần hoàn cơ thể. Ngoài tác dụng điều trị thiếu máu và một số bệnh khác, Folate còn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tình trạng suy giảm trí nhớ do lão hóa. Không những thế, folate còn cho thấy nhiều ích lợi trong việc giảm thiểu tác động của rối loạn tâm trạng, trầm cảm và sa sút trí tuệ. Cha mẹ có thể bổ sung folate cho trẻ thông qua các loại rau lá xanh thẫm như rau cải bó xôi, cải xoăn, các loại trái cây, gan, các loại hạt, đậu và ngũ cốc.
5. Ăn gì bổ não? Tăng cường Axit amin
Các axit amin có tác dụng làm bộ não minh mẫn, tỉnh táo, thoải mái, năng động và thư giãn. Hai loại axit amin rất quan trọng đối với não bộ là: Tryptophan và Tyrosine.
Trong đó, Tryptophan là chất cơ thể không thể tự tổng hợp được nên cần phải bổ sung qua đường ăn uống. Các loại thực phẩm kích thích trí thông minh ở trẻ chứa nhiều Tryptophan là: sữa, pho mai, cá, trứng, thịt, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, tảo biển, đậu phộng,...
Còn Tyrosine là dưỡng chất mà cơ thể có thể tự tổng hợp được nên mặc dù quan trọng, cần thiết cho não bộ nhưng nó không phải là axit amin thiết yếu, cơ thể trẻ vẫn có thể tự điều tiết phù hợp nếu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất hàng ngày.
6. Ăn gì tốt cho não trẻ? Bổ sung Iod và sắt
Iod và sắt là 2 chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bộ não. Thiếu iod cơ thể trẻ dễ bị thụ động, trì trệ, nhận thức kém, hạn chế trí tuệ. Do đó trong bữa ăn hàng ngày cha mẹ nên bổ sung đầy đủ muối iod với hàm lượng phù hợp cho trẻ.
Bên cạnh đó, sắt cũng là vi chất cần thiết để tạo máu, thiếu sắt sẽ dẫn đến chứng thiếu máu nói chung và cả thiếu máu não nói riêng. Thiếu máu trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung, thường có cảm giác buồn ngủ, mất tỉnh táo.
Chất sắt có nhiều trong: thịt, cá, huyết, gan động vật, trứng, rau xanh và các loại đậu. Đặc biệt, chất sắt có nguồn gốc từ động vật sẽ hấp thu tốt hơn loại có nguồn gốc từ thực vật.
7. Nên nhớ bổ sung vitamin D cho trẻ
Nếu bị thiếu hụt vitamin D trẻ có nhiều nguy cơ suy giảm nhận thức hơn người bình thường. Vitamin D có thể được bổ sung từ các loại thực phẩm và ánh nắng mặt trời. Chỉ cần từ 5 đến 15 phút tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể sản xuất đủ vitamin D. Tuy nhiên, thời điểm an toàn để cho trẻ tắm nắng là 6-8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Cha mẹ cũng nên nhớ thoa kem chống nắng đầy đủ để bảo vệ làn da trẻ khỏi các tia UV gây ung thư.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua các loại thực phẩm bổ não giàu vitamin D như: ngũ cốc ăn sáng, cá có chứa nhiều axit béo(cá hồi, cá ngừ..), sữa, nước ép cam,...
Phía trên là những loại thực phẩm bổ não bạn nên ưu tiên sử dụng nếu muốn tăng cường trí nhớ, tăng cường dinh dưỡng cho não bộ trẻ. Những gì cơ thể tiêu thụ sẽ là nhiên liệu giúp cơ thể và não bộ hoạt động tốt. Vì vậy nếu muốn phòng ngừa những vấn đề về trí não, hãy thay đổi chế độ ăn của cả gia đình bạn ngay từ bây giờ. Đặc biệt, mẹ cũng đừng quên bổ sung các vi chất cần thiết trong giai đoạn này như: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt, hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi.
Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
- Nhu cầu về chất đạm ở trẻ em theo độ tuổi
- Bí quyết nuôi dạy trẻ thông minh: Chơi nhạc
- Những điều thú vị về bộ não con người