Mục lục
- 1. 1. Bệnh do virus hợp bào hô hấp
- 2. 2. Viêm tai
- 3. 3. Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
- 4. 4. Bệnh chân tay miệng
- 5. 5. Đau mắt đỏ
- 6. 6. Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp
- 7. 7. Rotavirus
- 8. 8. Thủy đậu
- 9. 9. Bệnh sởi
- 10. 10. Ho gà
- 11. 11. Viêm màng não
- 12. 12. Viêm họng
- 13. 13. Bệnh nấm
- 14. 14. Bệnh cúm
- 15. 15. Dị ứng theo mùa
- 16. Đánh giá
Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, hầu hết trẻ em đều đã từng mắc một bệnh lý nào đó. Điều này khiến cho mẹ lo lắng, tuy nhiên theo khoa học đã chứng minh rằng trẻ ốm không hoàn toàn xấu mà đó là cơ hội để kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ giúp cho trẻ phòng ngừa bệnh tật sau này. Các bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi như viêm tai, bệnh đường hô hấp, chân tay miệng,...
1. Bệnh do virus hợp bào hô hấp
Virus hợp bào là một trong những tác nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý như viêm phổi, viêm tiểu phế quản ở trẻ em,.... Triệu chứng của bệnh những bệnh này thường giống với cảm cúm bao gồm: chảy nước mũi, ho, sốt,... Có 40% các trường hợp nhiễm virus hợp bào hô hấp có triệu chứng tiến triển thành khò khè dẫn đến viêm tiểu phế quản hay viêm phổi rất nguy hiểm.
2. Viêm tai
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường dễ bị viêm tai vì ống thính giác của trẻ em rất nhỏ, vòi nhĩ ngắn làm cho vi khuẩn và virus dễ xâm nhập. Có nhiều dạng viêm tai ví dụ như viêm tai ngoài, viêm tai giữa hay viêm ống tai. Những triệu chứng của trẻ bao gồm quấy khóc, sốt, buồn nôn, đau trong tai hoặc khi kéo tai,... Thực tế, có nhiều bệnh viêm tai do virus gây nên nhưng may mắn hiện nay đã có một số loại vắc xin giúp trẻ ngăn ngừa được bệnh viêm tai do vi khuẩn gây ra.
Xem ngay: 5 bệnh thường gặp ở trẻ lúc giao mùa từ xuân sang hè
3. Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Viêm thanh khí phế quản là một bệnh ở trẻ nhỏ phổ biến, gây ra tình trạng phù nề các thanh, khí quản cản trở đường dẫn khí gây khó thở. Bệnh viêm thanh khí phế quản xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Những triệu chứng của bệnh thường là sốt, ho, thở rít thậm chí là khó thở. Bệnh viêm thanh khí phế quản khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng nhưng có thể điều trị trong khoảng một tuần.
4. Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng xuất hiện chủ yếu từ mùa hè đến đầu mùa thu, thường do virus coxsackie A16 gây nên và rất dễ lây lan thành dịch. Biểu hiện của bệnh bao gồm sốt, xuất hiện những mụn nước ở bên trong miệng, mông, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh tay chân miệng có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh thật tốt, thường xuyên rửa chân tay và đồ chơi cho trẻ. Đa phần những trường hợp không nghiêm trọng sẽ khỏi sau 7 đến 10 ngày.
5. Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là một căn bệnh phổ biến mà nhiều trẻ dưới 3 tuổi mắc phải, đặc biệt bệnh rất dễ lây lan trong mùa dịch. Đau mắt đỏ thường do tác nhân virus gây nên. Hầu hết những trường hợp đau mắt đỏ sẽ khỏi sau 4-7 ngày, nếu tình trạng đau mắt kéo dài cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa về việc điều trị đau mắt cho trẻ.
6. Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp
Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp có triệu chứng là phát ban màu đỏ trên mặt, có thể xuất hiện trên cánh tay, chân và thân mình. Tác nhân gây bệnh thường do parvovirus, đây là một loại virus có thể gây ra triệu chứng giống cảm lạnh trước khi xuất hiện ban. Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp cũng dễ lây nhưng khi phát ban xuất hiện đứa trẻ sẽ không còn bị lây nhiễm. Ban đỏ sẽ biến mất trong vòng từ một tuần đến 10 ngày.
Xem ngay: Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng - Hướng dẫn dự phòng và xử trí
7. Rotavirus
Rotavirus là căn bệnh gây tử vong ở trẻ nhỏ khi chưa có vắc xin. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng như tiêu chảy và nôn. Hầu hết trong những trường hợp tử vong khi nhiễm rotavirus là do trẻ bị mất nước. Do vậy, khi nghi ngờ trẻ nhiễm rotavirus cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh rotavirus cha mẹ có thể cho con tiêm vắc - xin rotavirus cho trẻ sơ sinh.
8. Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh do virus gây nên với những biểu hiện lâm sàng đặc trưng đó là mụn nước gây ngứa. Thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và người lớn. Tiêm vắc xin thủy đậu là cách giúp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả.
9. Bệnh sởi
Những năm gần đây bệnh sởi bùng phát bởi vì trẻ không được tiêm vắc xin. Những triệu chứng ban đầu của bệnh sởi thường là sốt, ho, chảy nước mũi sau đó là phát ban toàn thân. Đa phần trẻ em thường khỏi bệnh sau 2 tuần nhưng một số bị biến chứng tại phổi và một số cơ quan khác.
10. Ho gà
Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ em gây nhiễm trùng cấp tính tại đường hô hấp. Trẻ bị ho gà sẽ xuất hiện triệu chứng bao gồm nôn, ho, có đờm, thở rít và có thể xuất huyết,... Thậm chí trẻ có biến chứng viêm phổi hoặc biến chứng thần kinh. Nếu trẻ bị bệnh ho gà thì cần phải cách ly, đối với trường hợp nặng bắt buộc phải được điều trị tại bệnh viện. May mắn thay, hiện nay bệnh ho gà cũng đã có vắc xin phòng ngừa.
11. Viêm màng não
Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm các mô xung quanh ở vùng não và tủy sống. Ở tuổi thiếu niên hoặc người lớn viêm màng não có xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, sốt, cứng cổ. Trẻ nhỏ có thể có những triệu chứng giống như khó chịu quấy khóc hoặc cúm. Hiện nay, vắc xincó thể ngăn chặn được một số chủng phổ biến gây bệnh viêm màng não ở trẻ. Bệnh viêm màng não để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm và thường ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của trẻ.
12. Viêm họng
Viêm họng là một bệnh mà hầu hết trẻ em trên thế giới đều từng mắc phải, nguyên nhân thường là do vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Bệnh có triệu chứng nuốt đau, đau họng, sưng họng hoặc sốt,... Tuy nhiên, đau họng là một triệu chứng phổ biến xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau nên dễ nhầm lẫn. Mặc dù bệnh viêm họng có thuốc điều trị khỏi nhưng cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi khám để tìm được nguyên gây bệnh để điều trị được hiệu quả.
13. Bệnh nấm
Nấm là một nhiễm trùng da thường có vảy, hay gặp trên vùng da hoặc trên đầu. Nấm rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác, nên cha mẹ cần lưu ý cách ly những trẻ mắc bệnh, phải sử dụng riêng bàn chải, khăn tắm, quần áo. Bệnh nấm có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm.
14. Bệnh cúm
Cảm lạnh và cảm cúm thường có chung triệu chứng. Đối với cúm thường gây sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, buồn nôn hoặc nôn. Bệnh cúm rất nguy hiểm với trẻ vì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. Theo tổ chức y tế khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm cho đối tượng trẻ từ 6 tháng trở lên.
15. Dị ứng theo mùa
Dị ứng theo mùa không phải là một bệnh nhiễm trùng, con người thường phản ứng với các hạt cực nhỏ như phấn hoa, bụi,... đặc biệt là thời gian bắt đầu vào mùa xuân hoặc mùa thu. Các triệu chứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, nghẹt mũi,... Trẻ em có thể liên tục ngoáy mũi, chà xát mũi của chúng bằng bàn tay. Dị ứng theo mùa không có biện pháp điều trị đặc hiệu, nhưng bác sĩ có thể giúp người bệnh kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng.
Tóm lại, hầu hết trẻ em dưới 3 tuổi đều sẽ ít nhất một lần từng mắc bệnh. Trong đó những bệnh ở trẻ nhỏ thường gặp đó như ho gà, viêm họng, nấm, cúm, viêm màng não,... Do vậy, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, trong giai đoạn này cha mẹ cũng nên chú ý thực hiện các biện phòng ngừa bệnh cho trẻ. Ngoài việc tiêm chủng đầy đủ vắc xin thì cha mẹ cũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bằng cách bổ sung 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng, đồng thời bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
- Công dụng thuốc Cetirizin 10mg
- Lưu ý khi dùng các loại thuốc dị ứng cho bé
- Đau ngực ở trẻ em, nhất là tuổi mới biết đi