17-01-2024 13:58

Các bài tập cho người giãn tĩnh mạch chân

Các bài tập cho người giãn tĩnh mạch chân

Với nhiều người, giãn tĩnh mạch chân thực sự là một cơn ác mộng. Khi mà bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân chiếm tới 70% là nữ giới, yếu tố thẩm mỹ và những bất lợi trong sinh hoạt khiến cho giãn tĩnh mạch chân trở nên đáng ghét hơn bao giờ hết. Nếu như để đến giai đoạn trầm trọng, phẫu thuật hoặc điều trị giãn tĩnh mạch chân đòi hỏi rất nhiều thời gian và chi phí thì việc chủ động thực hiện áp dụng những bài tập đơn giản sẽ giúp giải quyết được phần nào vấn đề.

Các bài tập cho người giãn tĩnh mạch chân

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Đức Hiệp, - Bác sĩ Nội và Can thiệp tim mạch - BV Vinmec Times City

1. Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Giãn tĩnh mạch chân là một hội chứng khá phổ biến, xuất hiện ở vùng chân do hiện tượng sưng phồng, tổn thương thành phía trong của tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch chi dưới (hay giãn tĩnh mạch chân) là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thứ phát như tuổi tác, cân nặng, thói quen đứng lâu 1 chỗ hoặc do mang bầu ở nữ giới.

2. Biến chứng của giãn tĩnh mạch chân

Thành mạch có tính đàn hồi nhất định nên khi bị giãn quá mức, tĩnh mạch rất dễ bị vỡ nếu va chạm mạnh hoặc chịu sức ép, bó từ các loại trang phục. Nếu thành mạch bị vỡ kết hợp với vết thương hở thì sẽ thực sự nguy hiểm vì vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp vào máu, gây ra nhiều hệ lụy như lở loét, viêm nhiễm tại vùng giãn tĩnh mạch, hoặc thậm chí gây nhiễm trùng máu.

Trong trường hợp chưa bị vỡ, giãn tĩnh mạch cũng dễ gây ra các cục máu đông tại vị trí suy giãn. Các cục máu đông này có thể trôi theo mạch máu đến phổi, tim, gây tắc mạch máu ở một số vị trí trên cơ thể. Tắc mạch máu đến tim và não, phổi... đều có nguy cơ gây tai biến, đột quỵ rất lớn nên nhìn chung, đây cũng là một loại bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Ngoài ra việc suy giãn tĩnh mạch ở chân cũng thường sẽ gây đau nhức, tê, cảm giác nặng nề ở chân do máu không ngược chiều trọng lực bơm về tim mà bị ứ trệ ở vùng chi dưới, gây ra nhiều khó chịu và bất lợi trong sinh hoạt.

Thông thường tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp can thiệp thích hợp. Nếu như không cần can thiệp bằng máy móc như laser hoặc phẫu thuật, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài tập để làm giảm các triệu chứng bệnh.

Tình trạng tĩnh mạch chân có thể cải thiện nhờ tập thể dục
Tình trạng tĩnh mạch chân có thể cải thiện nhờ tập thể dục

3. Các bài tập dành cho người giãn tĩnh mạch chân

Do đặc điểm của suy giãn tĩnh mạch là sự ứ trệ máu ở tĩnh mạch nên bước đầu tiên bạn nên thực hiện là các bài tập lưu thông khí huyết ở vùng này.

Dưới đây là 1 số bài tập bạn có thể tham khảo:

  • Bài tập Buerger Allen
  • Bài tập nhón gót
  • Nâng chân phía ngang hông
  • Xoay cổ chân

Các bài tập trên đều cực kỳ đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc tại văn phòng. Không chỉ mang lại nhiều cải thiện rõ rệt đối với hội chứng suy giãn tĩnh mạch, các bài tập này còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

XEM THÊM:
  • Khi nào cần mang vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch?
  • Điều trị giãn tĩnh mạch ở bà mẹ sau khi sinh con
  • Thực hiện siêu âm mạch chi dưới như thế nào?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan