17-01-2024 10:17

Biến chứng thường gặp sau nâng mũi

Biến chứng thường gặp sau nâng mũi

Nâng mũi giúp cho khuôn mặt thanh tú, cân đối. Với chiếc mũi đẹp sẽ giúp mọi người tự tin và thành công hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, kỹ thuật thẩm mỹ này cần được tiến hành ở cơ sở có đủ điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật cũng như trình độ bác sĩ lành nghề để hạn chế các biến chứng thường gặp sau nâng mũi.

1. Yêu cầu mũi cần đạt sau khi thực hiện nâng mũi

Một chiếc mũi sau khi được thực hiện kỹ thuật nâng mũi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Dáng mũi phải hài hoà với cấu trúc của khuôn mặt.
  • Mũi không gây tình trạng co kéo hai góc mắt.
  • Sống mũi cao, thẳng, có độ dốc tự nhiên, sống mũi nên tạo với mặt phẳng của khuôn mặt một góc từ 30 đến 40 độ.
  • Mũi không xuất hiện tình trạng đỏ, không bóng, không lộ chất liệu thực hiện quá trình nâng mũi.
  • Cần đảm bảo sao cho có góc trán mũi.
  • Đầu mũi thon, tròn, dài và không có bất kỳ hình dạng bất thường nào khác.
  • Chân mũi nên thẳng, lỗ mũi hai bên được phân bố khoảng cách đều để tạo sự cân đối của mũi.

2. Biến chứng thường gặp sau nâng mũi

Mũi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, co rút và biến dạng là một trong những hiện tượng sau khi nâng mũi có thể gặp phải. Nguyên chính của hiện tượng này là do thực hiện nâng mũi không đảm bảo điều kiện vô khuẩn, khiến cho mũi có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng, sốt, bầm tím nghiêm trọng. Nếu để tình trạng nhiễm trùng xảy ra lâu thì có thể dẫn tới hoại tử vùng mũi.

Một số biến chứng sau nâng mũi khác có thể gặp bao gồm:

  • Tụ máu ở mắt
  • Lộ sóng mũi, lộ đầu mũi, đầu mũi bóng đỏ...
Nhiễm trùng là một trong các biến chứng thường gặp sau nâng mũi
Nhiễm trùng là một trong các biến chứng thường gặp sau nâng mũi

3. Nguyên nhân của các biến chứng khi thực hiện nâng mũi

Có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra khi thực hiện nâng mũi, tuy nhiên có ba nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn nên lưu ý đó là:

  • Bác sĩ và ekip thực hiện nâng mũi: Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật có thể gây tổn thương mô, biến dạng mũi dẫn đến nguy cơ hoại tử. Một số trường hợp phẫu thuật do có các tác động thô bạo khiến mũi bị méo, sập, phẫu thuật cắt sụn quá ngắn hoặc quá dài có thể làm lệch tổng thể mũi gây nên tổn thương mũi.
  • Sai sót trong quá trình thực hiện nâng mũi: Thực hiện vô trùng thiết bị, dụng cụ, trang phục của bác sĩ... không đúng tiêu chuẩn có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
  • Người được nâng mũi: Không tuân thủ chăm sóc và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc đôi khi có thể do cơ địa không phù hợp, không thích ứng với chất liệu phẫu thuật giúp nâng mũi.

Ngoài ra, còn có thể do một số nguyên nhân như sau khi nâng mũi bị sốt, cảm, viêm họng,... dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến mũi; ăn uống bị dị ứng hoặc do va chạm mạnh vào mũi.

4. Xử trí tình trạng mũi biến chứng sau khi thực hiện nâng mũi

Những biến chứng sau nâng mũi trước tiên cần thăm khám để xác định nguyên nhân... từ đó đưa ra được phương pháp khắc phục chính xác. Xử trí các biến chứng thường gặp sau nâng mũi bao gồm:

  • Tình trạng mũi vẹo lệch: Khắc phục tình trạng này bằng cách mổ lại và tạo khoang mới để đặt sống mũi cho thích hợp.
  • Mũi lộ sống, lộ đầu mũi: Đầu tiên phải tháo sụn để vệ sinh làm sạch, sau đó cấy khoang cho đến khi mũi phục hồi bình thường. Sau thời gian kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm thì mới được thực hiện phẫu thuật mới. Các bác sĩ đặt lại sống mũi mềm hơn hoặc có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác cho mũi.
  • Mũi bị bong đỏ: Thực hiện thay sống mềm hơn, có thể kèm theo ghép sụn tự thân hoặc ghép mô nếu cần thiết.
  • Biến dạng ở lỗ mũi, lệch mũi, lệch trụ mũi: Sử dụng các kỹ thuật tạo hình, sụn tự thân để sửa chữa những biến dạng này.
  • Mũi biến dạng nặng: Với tình trạng này sửa khó vì mô mềm, tổn thương chất xơ nên cần được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau...

Để hạn chế tối đa biến chứng sau nâng mũi, bạn cần lựa chọn cơ sở thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, có đầy đủ cơ sở trang thiết bị y tế cũng như tay nghề bác sĩ cao. Đồng thời, bạn cũng cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ trong việc chăm sóc, dùng thuốc và ăn uống sinh hoạt sau khi phẫu thuật nâng mũi.

XEM THÊM:
  • Mewing là gì và làm như thế nào?
  • Phun môi tế bào gốc và những điều cần biết
  • Mẹ nâng ngực có nên cho trẻ bú?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan