Mục lục
Những người mắc suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không? là câu hỏi thường gặp ở người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Khi mắc bệnh này người bệnh cần tập luyện đều đặn giúp điều trị và cải thiện tình trạng. Tuy nhiên không nên áp dụng những bài tập làm tăng áp lực của máu, thay vì đó hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng với cơ thể.
1. Đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không?
Khi bị suy giãn tĩnh mạch người bệnh không nên tập luyện các động tác tăng áp lực của máu hay cản trở sự lưu thông của máu trở về tim. Các bài tập có thể kể đến như: tư thế ngồi hoa sen, ngồi chéo chân trong thời gian dài, các bài tập hít thở lâu, hít sâu,ép bụng,... Do những bài tập này không những không tốt cho tĩnh mạch mà còn làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì vậy để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch người bệnh chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể. Hiện này có nhiều bài tập yoga kết hợp với bơi lội, đi bộ, khiêu vũ,....có công dụng hữu ích cho người bệnh.
2. Một số bài tập giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch
Tùy thuộc vào vị trí suy giãn tĩnh mạch mà có những bài tập khác nhau. Đối với suy giãn tĩnh mạch bàn chân nên tập những bài tập nhón gót, đạp xe trên không, nâng chân phía ngang hông,...
2.1 Bài tập Buerger Allen
Đây là bài tập được sử dụng khá phổ biến, có tác dụng giúp máu dễ dàng lưu thông đến chân và ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch bàn chân. Bài tập đòi hỏi sự kết hợp nhẹ nhàng của phần thân dưới, với cơ chế kiểm soát lưu lượng máu ở đây.
Bài tập khá đơn giản, người bệnh có thể tập luyện ngay tại giường. Đầu tiên cần nằm ngửa trên giường, giơ cao hai chân. Bạn cần giữ nguyên tư thế này cho đến khi thấy hai bàn chân chuyển sang màu trắng nhợt. Sau đó ngồi dậy từ từ, thả lỏng cơ thể, buông thõng hai chân và chờ đến khi thấy chúng hồng hào trở lại. Sau đó nằm xuống giường, chân tay duỗi thẳng. Nên thực hiện liên tục bài tập này từ 10-12 lần.
2.2 Bài tập nhón gót chân
Bài tập này có tác dụng tăng cường cơ ở vùng bắp chân, giúp phòng ngừa và điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Với bài tập này bạn có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên bài tập đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, vì vậy bạn nên cẩn thận khi thực hiện để tránh những chấn thương không đáng có. Nếu bạn thực hiện thường xuyên bài tập này, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng chỉ trong vòng vài tuần. Ngoài ra, bài tập còn có biến thể khác để chú trọng cải thiện các bộ phận khác của cơ thể.
Các thức thực hiện của bài tập:
- Để người bệnh đứng thẳng
- Nhón gót chân, dồn trọng tâm và các ngón chân
- Để động tác trong 15 giây, sau đó trở lại tư thế đứng ban đầu
Thực hiện bài tập 20 lần.
2.3 Đạp xe trên không
Bài tập này không chỉ giúp máu lưu thông mà còn giúp bạn giảm lượng mỡ thừa và giúp phần chi dưới trở nên săn chắc. Tuy nhiên bài tập này chỉ thay thế đạp xe thực tế, nếu có điều kiện và thời gian bạn nên đạp xe sẽ để có hiệu quả hơn. Bài tập này không áp dụng cho những người có vấn đề về lưng.
Cách thức thực hiện bài tập:
- Nằm trên một mặt phẳng, nên nót một tấm thảm để tránh bị đau lưng
- Nâng hai chân nên cao, bắt đầu thực hiện động tác giống như đang đạp xe bình thường
- Để có hiệu quả bạn nên tập 3 lượt , một lượt từ 25-30 nhịp, thời gian nghỉ giữa các lượt là 10 giây
2.4 Nâng chân phía ngang hông
Bài tập này áp dụng cho người suy giãn tĩnh mạch ở cả hông và đùi. Tuy nhiên những người có vấn đề về lưng cần hạn chế sử dụng bài tập này.
Cách thức thực hiện bao gồm:
- Nằm nghiêng sang bên phải, tay phải chống tay đỡ đầu nên nằm trên bề mặt mềm để tránh đau tay, tay trái để xuôi theo thân
- Nâng chân trái lên cao một góc 45 độ, giữ nguyên tư thế trong 10 giây
- Trở lại tư thế ban đầu
Thực hiện động tác một lượt 15 lần, sau đó áp dụng tương tự với chân bên kia.
2.5 Nâng chân về phía sau
Bài tập có tác dụng tăng cường sức mạnh cho cơ ở vùng hông, mông và đùi.
Cách thức thực hiện:
- Nằm úp xuống sàn
- Nâng chân lên cao tạo với mặt sàn một góc 30 độ, cố gắng để chân tạo thành một đường thẳng không trùng gối
- Để tư thế trong vòng 10 giây, sau đó lặp lại các động tác tương tự
- Người tập nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các cơ.
Tốt nhất nên thực hiện bài tập đều đặn và thường xuyên.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch người bệnh nên chọn những bài tập yoga nhẹ nhàng, tráng những bài tập nâng tạ hoặc cường độ cao. Những bài yoga này có tác dụng phòng chống và điều trị suy giãn tĩnh mạch, vì vậy tập luyện thường xuyên là điều cần thiết. Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp việc tập luyện với uống thuốc và bôi kem tại chỗ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.
- Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
- Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser