Mục lục
“Dị ứng xi măng chữa bằng cách nào?” là thắc mắc của những người chẳng may có cơ địa dị ứng với loại vật liệu này. Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.
1. Dị ứng xi măng là gì?
Dị ứng xi măng là 1 loại dị ứng không hiếm gặp, nhất là các công nhân xây dựng. Đây là tình trạng người bệnh khi tiếp xúc với xi măng trong thời gian dài gây ra tình trạng viêm da dị ứng.
Bản thân xi măng có nhiều thành phần hoá học, khi tiếp xúc chúng có khả năng ăn mòn trên da rất mạnh. Do đó, khi bạn tiếp xúc với xi măng thường xuyên, liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng ăn mòn cấu trúc da.
Các vị trí thường gặp khi bị dị ứng xi măng đó là:
- Tay;
- Lòng bàn tay;
- Bắp chân;
- Lòng bàn chân;
- ...
Không giống như tình trạng dị ứng hải sản hay lông động vật thông thường, dị ứng xi măng không có biểu hiện ngay mà thường sau khoảng từ 3 tháng thậm chí là 1 năm tiếp xúc thường xuyên với xi măng mới có tác động.
Triệu chứng dị ứng này có thể kéo dài vĩnh viễn nếu như không có cách chữa dị ứng xi măng hay không có các biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc.
2. Biểu hiện dị ứng xi măng
Biểu hiện dị ứng xi măng có sự khác biệt giữa mọi người. Nếu như xuất hiện, nhưng bạn không tiếp xúc với xi măng nữa thì nó có thể tự khỏi. Thường thì nó sẽ xuất hiện đầu tiên ở các vị trí thường xuyên tiếp xúc với xi măng nhất với các biểu hiện như:
- Mẩn đỏ;
- Ngứa;
- Mụn nước;
- Mảng vảy ngứa;
- Da nhẵn thô ráp;
- Sờ vào da thô ráp;
- Da khô;
- Da bong vảy;
- Nứt, rạn da;
- ...
Với các trường hợp nặng, người bệnh còn có tình trạng bị bội nhiễm, lở loét, khiến họ khó khăn trong khi cầm nắm, đi lại...
3. Dị ứng xi măng chữa bằng cách nào?
Một điều đặc biệt khi bị dị ứng xi măng đó là khi không tiếp xúc nữa thì các biểu hiện sẽ tự khỏi. Nhưng nếu vẫn còn tiếp xúc thì tình trạng sẽ trở nên càng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn vẫn bắt buộc phải tiếp xúc thường xuyên khi bị dị ứng xi măng, lúc này bạn cần áp dụng các biện pháp chữa trị để giảm thiểu các tác động xấu đi. Cách chữa dị ứng xi măng gồm:
3.1 Dùng thuốc
Cách chữa dị ứng xi măng bằng thuốc có nhiều loại khác nhau. Bác sĩ thường tư vấn các loại thuốc khi bị dị ứng xi măng như:
- K –cort
- Triamcinolon;
- ...
Các thuốc được kê khi bị dị ứng xi măng này có công dụng giảm ngứa, lở loét ở các đối tượng đang bị dị ứng lở loét khi tiếp xúc với xi măng. Ngoài ra, để có được hiệu quả điều trị, bác sĩ thường kết hợp với các thuốc ức chế sản xuất Histamin.
3.2 Dùng đồ bảo hộ
Để giảm thiểu tình trạng tiếp xúc với xi măng, đối với người bị dị ứng xi măng cần dùng đồ bảo hộ. Trong quá trình làm việc cần đeo găng tay, ủng... để tránh việc tiếp xúc trực tiếp da với xi măng.
Tóm lại, dị ứng xi măng và cách chữa không quá phức tạp. Tuy nhiên, dù lựa chọn cách chữa dị ứng xi măng gì thì để đạt được hiệu quả, bạn cần chú ý giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng – xi măng. Trong quá trình làm việc hãy sử dụng đồ bảo hộ, vừa đảm bảo an toàn, vừa tránh được nguy cơ dị ứng.
- Thuốc Clarityne điều trị mề đay, dị ứng
- Thuốc Calamine: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
- Thuốc Locoid: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng