17-01-2024 10:47

Bị cường giáp có thể chữa khỏi không? Khi nào cần mổ?

Bị cường giáp có thể chữa khỏi không? Khi nào cần mổ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bình thường, tuyến giáp sản xuất hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (levothyroxine) có tác dụng điều hòa các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất quá mức hormone sẽ dẫn đến bệnh lý cường giáp. Khi bị cường giáp, người bệnh sẽ có biểu hiện như: run tay, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi nhiều, sụt cân, mệt mỏi... Vậy bệnh cường giáp có chữa được không, cường giáp có mổ được không?

1. Bệnh cường giáp có chữa được không?

Cường giáp có một số triệu chứng điển hình như: tăng tiết mồ hôi, không chịu được nóng, tăng nhu động ruột, run tay, lo lắng, kích thích, nhịp tim nhanh, sụt cân, mệt, giảm tập trung... Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp bao gồm điều trị triệu chứng do tăng hormon tuyến giáp quá mức, thuốc điều trị nhịp tim nhanh, thuốc kháng giáp...

Sau 1 - 2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 40 - 70%. Khi đã khỏi bệnh, tuyến giáp không phát triển lớn hơn thì việc điều trị bằng thuốc kháng giáp là không cần thiết. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc dùng kết hợp thuốc viên hormon tuyến giáp với chế độ ăn uống thường có tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Khi ngưng điều trị, bệnh nhân sẽ tiếp tục đến khám bác sĩ mỗi 3 tháng một lần trong năm đầu tiên vì bệnh có thể tái phát trong giai đoạn này. Nếu bệnh tái phát thì có thể tiếp tục dùng lại thuốc kháng giáp hay iod phóng xạ, hoặc cũng có thể xem xét đến việc điều trị ngoại khoa. Bệnh nhân nên đi khám định kỳ tại bệnh viện chuyên khoa nội tiết để được chỉ định theo dõi và hướng dẫn điều trị đúng.

2. Bệnh cường giáp có tự khỏi được không?

Phần lớn, bệnh cường giáp sẽ không thể tự khỏi bệnh nếu không được điều trị. Mục tiêu của việc điều trị là đưa người bệnh về tình trạng bình giáp và duy trì tình trạng này trong một khoảng thời gian. Đồng thời, dự phòng và điều trị biến chứng nếu có. Có ba phương pháp điều trị cơ bản, bao gồm: điều trị nội khoa bằng thuốc, phẫu thuật tuyến giáp hoặc điều trị bằng phóng xạ. Nếu tình trạng bình giáp được duy trì liên tục trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc kháng giáp thì sau 18 đến 24 tháng có thể ngừng hoàn toàn.

Bị cường giáp có thể chữa khỏi không? Khi nào cần mổ?
Bệnh cường giáp sẽ không thể tự khỏi bệnh nếu không được điều trị

3. Bị cường giáp có nên mổ không?

Bệnh nhân bị bướu cường giáp điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc tim mạch, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và trở về trạng thái bình thường. Thời gian điều trị khoảng 12 - 18 tháng, thường cho kết quả rất tốt đối với bệnh cường giáp mà bướu giáp lan tỏa độ 1 hoặc tuyến giáp còn kích thước bình thường.

Tuy nhiên, đối với bệnh cường giáp mà bướu giáp nhân hoặc tuyến giáp lớn độ 2 - độ 3, sau khi điều trị nội khoa ổn định (lên cân, hết run tay, hết hồi hộp, tim đập bình thường, mạch hết nhanh) thì nên phối hợp với phẫu thuật sẽ cho kết quả điều trị tốt hơn.

Ngoài ra, một số trường hợp sẽ được chỉ định phẫu thuật: uống thuốc kết quả hạn chế, hay tái phát, bướu giáp quá to, phụ nữ mang thai (tháng thứ 3 - 4) và trong thời gian cho con bú hoặc không có điều kiện điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ cắt gần toàn bộ tuyến giáp để lại 2 - 3g ở mỗi thùy để tránh cắt phải tuyến cận giáp.

4. Khám và điều trị cường giáp ở đâu uy tín?

Chuyên khoa Nội tiết - Khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là một địa chỉ đáng tin cậy để thăm khám bệnh cường giáp. Chuyên khoa Nội tiết trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị, dựa trên đặc tính bệnh - các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon.

Chuyên khoa áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh: điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần (tránh được cho bệnh nhân cuộc phẫu thuật nhân tuyến giáp). Đặc biệt tại đây có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm:

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàn
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chu Hoàng Vân
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Minh Đức
  • Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Hồng Hoa
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú
XEM THÊM:
  • Triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp
  • Thuốc Thyrozol 5mg trị bệnh gì?
  • Uống iod phóng xạ sau bao lâu có thể tiếp xúc bình thường với mọi người?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan