17-01-2024 11:14

BỆNH THẬN ĐA NANG (Polycystic kidney disease - PKD)

BỆNH THẬN ĐA NANG (Polycystic kidney disease - PKD)

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy - Bác sĩ Nội thận - Lọc máu - Ghép thận - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh thận đa nang là một bệnh di truyền có thể tác động tiêu cực đến thận, tim, não. Việc nhận biết triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát và điều trị bệnh sớm. Từ đó, bệnh nhân thận đa nang sẽ hạn chế được tối đa những biến chứng cho sức khoẻ.

1. Bệnh thận đa nang là gì?

Bệnh thận đa nang (Polycystic kidney disease - PKD) là tình trạng có nhiều nang phát triển bên trong thận. Đặc điểm bệnh thận đa nang là tất cả các nang đều chứa dịch. Nếu nang phát triển quá nhiều hoặc quá to, thận sẽ bị tổn thương dần dần dẫn đến suy giảm chức năng thậnsuy thận. PKD là nguyên nhân thứ tư dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Nam và nữ giới đều có thể bị ảnh hưởng như nhau.

Tình trạng PKD có thể ảnh hưởng cơ quan khác ngoài thận. Bệnh nhân mắc bệnh thận đa nang tăng nguy cơ xuất hiện nang ở gan, tụy, lách, buồng trứng và ruột già. Nang ở những cơ quan này không gây vấn đề gì nghiêm trọng, tuy nhiên cũng có tỉ lệ nhỏ bệnh nhân bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang cũng ảnh hưởng não và tim. Ở người PKD có túi phình mạch máu não, khi vỡ sẽ gây đột quỵ, thậm chí tử vong. Mặt khác, bệnh đa nang thận tác động đến tim sẽ gây các bệnh về van tim.

2. Những biểu hiện nào có thể bạn có bệnh thận đa nang?

Đa số bệnh nhân sẽ không có triệu chứng cho đến khi 30 – 40 tuổi. Những triệu chứng, dấu hiệu đầu tiên có thể là:

  • Đau lưng hoặc đau 1 bên hông lưng
  • Bụng to dần
  • Tiểu ra máu
  • Tiểu nhiều lần hoặc nhiễm trùng tiểu
  • Tăng huyết áp: là biểu hiện thường gặp nhất của PKD. Lúc này, bệnh nhân có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp hoặc bác sĩ phát hiện tình cờ khi khám thường quy. Huyết áp cao gây tổn thương thận do đó cần điều trị. Điều trị cao huyết áp giúp làm chậm diễn tiến, thậm chí ngăn ngừa suy thận.
  • Cảm giác khó chịu ở ngực hoặc nặng ngực, gần như là đau thắt ngực trái nếu tim bị ảnh hưởng.
bệnh thận đa nang
Tiểu ra máu là một trong nhiều triệu chứng của bệnh thận đa nang

3. Chẩn đoán bệnh thận đa nang

Siêu âm ổ bụng là phương tiện tin cậy, chi phí thấp và không xâm lấn giúp chẩn đoán thận đa nang. Nếu 1 bệnh nhân có nguy cơ bị PKD đã trên 40 tuổi, siêu âm thận không ghi nhận nang thận thì khả năng trong tương lai họ không bị PKD. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp CT ổ bụng hoặc MRI bụng để chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Mặt khác, bệnh nhân có thể được làm xét nghiệm gen di truyền, tìm gen bất thường gây ra bệnh. Xét nghiệm gen không khuyến cáo làm cho tất cả bệnh nhân PKD vì đắt tiền và có 15% không cho kết quả chính xác. Các trường hợp được chỉ định thực hiện phương pháp này:

  • Trên siêu âm không xác định được có PKD hay không?
  • Tiền sử gia đình có người thân bị PKD và muốn hiến thận
  • Bệnh nhân dưới 30 tuổi, gia đình có người thân bị PKD, siêu âm thận không ghi nhận PKD nhưng có kế hoạch lập gia đình

4. Có phải tất cả bệnh thận đa nang đều dẫn đến suy thận?

Khoảng 50% bệnh nhân đa nang thận bị suy thận ở tuổi trên 60 và khoảng 60% bị suy thận ở tuổi trên 70. Những bệnh nhân PKD có nguy cơ suy thận cao gồm:

  • Giới nam
  • Có tăng huyết áp
  • Có tiểu máu hoặc tiểu đạm
  • Nữ giới có tăng huyết áp và mang thai trên 3 lần
Người bị tăng huyết áp có nguy cơ bệnh thận đa nang
Người bị tăng huyết áp mắc bệnh thận đa nang có nguy cơ suy thận

5. Bệnh thận đa nang và cách điều trị

Hiện tại không có phương pháp điều trị tình trạng này. Tuy nhiên vẫn có nhiều nghiên cứu đang tiến hành tìm phương pháp điều trị thận đa nang hiệu quả nhất. Thực tế, điều trị hỗ trợ giúp giảm kích thước của nang, ngăn cản sự tiến triển của bệnh thận. Các phương pháp cải thiện tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà như:

  • Uống nước lọc thay vì các nước có chứa caffeine
  • Điều trị tăng huyết áp hiệu quả
  • Điều trị kháng sinh ngay nếu có nhiễm trùng tiểu
  • Uống nhiều nước khi ghi nhận có tiểu máu
  • Dùng thuốc giảm đau (hỏi ý kiến bác sĩ loại thuốc nào ít độc thận)
  • Lối sống lành mạnh gồm ngưng hút thuốc lá, tập thể dục, giảm cân, chế độ ăn nhạt hạn chế muối
  • Tránh tập những môn thể thao đối kháng vì nguy cơ chấn thương thận, uống đủ nước khi chơi thể thao

XEM THÊM:
  • Chụp CT ổ bụng: Những điều cần biết
  • Nang thận đơn thuần: Những điều cần biết
  • Đau hông trái có phải bị nang thận không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan