Mục lục
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
1. Quai bị do virus Mumps virus gây ra
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Mumps virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Trẻ em là đối tượng dễ mắc quai bị hơn cả, thống kê có tới hơn 80% trường hợp mắc bệnh ở trẻ em dưới 15 tuổi, trẻ từ 6-10 tuổi thường gặp nhất.
Hầu hết mọi người chỉ mắc bệnh duy nhất một lần trong đời bởi sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch tồn tại nhiều năm trong cơ thể. Kháng thể này có thể có được do tiêm phòng vaccine, tỉ lệ phòng bệnh lên tới 75 – 90%. Còn miễn dịch mẹ truyền cho con chỉ tồn tại khoảng 1 năm.
Virus Quai bị lây trực tiếp qua đường hô hấp từ những người đang mắc bệnh cấp tính, do tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi họ ho hoặc chảy mũi.
2. Triệu chứng bệnh quai bị giống nhau ở cả bé gái và bé trai
Triệu chứng bệnh quai bị khá đa dạng ở từng đối tượng mắc bệnh, có sự giống và khác nhau giữa bé trai và bé gái. Virus có hướng gây bệnh tới các tuyến ngoại tiết và thần kinh, ngoài ra cũng gây tổn thương đến cơ quan sinh dục của trẻ, dẫn đến triệu chứng bệnh ở cơ quan sinh dục khác nhau.
Dưới đây là những triệu chứng chung của trẻ em mắc bệnh quai bị:
2.1 Giai đoạn khởi phát
Sau thời gian ủ bệnh từ 18-21 ngày, bệnh khởi phát khiến trẻ bị sốt 38-39 độ C, đau mỏi toàn thân, đau đầu, ăn ngủ kém.
2.2 Giai đoạn toàn phát
Viêm tuyến nước bọt mang tai là triệu chứng điển hình hay gặp nhất ở trẻ mắc quai bị, chiếm 70% các thể khu trú rõ.
Sang giai đoạn toàn phát từ sau 24-48 giờ sau khi sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện viêm sưng tuyến mang tai. Lúc đầu thường sưng một bên bạnh cằm dưới mang tai, sau 1-2 ngày sưng tiếp sang bên kia. Hầu hết trẻ thường sưng cả hai bên, ít gặp chỉ sưng một bên.
Hai bên sưng viêm thường không đối xứng, vùng da má bị sưng căng, bóng, ấn không lõm, sờ nóng, không đỏ, đau, nước bọt ít và quánh.
3 vị trí đau điển hình của triệu chứng viêm tuyến nước bọt do bệnh quai bị là góc thái dương - hàm, góc xương hàm dưới và điểm mỏm xương chũm.
2.3 Giai đoạn lui bệnh
Bệnh nhân thường hết sốt sau 3-4 ngày phát bệnh, tuyến nước bọt mang tai cũng hết sưng sau 8-10 ngày, hạch sưng sẽ kéo dài hơn tuyến một chút. Đa số trẻ mắc bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày nếu điều trị, kiêng cữ tốt và không có biến chứng. Tuyến nước bọt dù sưng nhưng không bị hóa mủ, trừ khi kết hợp bội nhiễm vi khuẩn, cũng không bao giờ bị teo.
Trẻ em, cả trẻ gái và trẻ trai bị quai bị nếu không điều trị kịp thời, kiêng cữ đúng cách thì có thể gặp các biến chứng sau: viêm não, viêm màng não, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, giảm bạch cầu... Các biến chứng này xảy ra với tỉ lệ thấp song rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nên rất cần cảnh giác, nhất là trẻ em sức đề kháng thấp.
3. Triệu chứng Quai bị khác nhau ở bé trai và bé gái
Triệu chứng khác nhau điển hình ở bé trai và bé gái bị mắc bệnh quai bị đó ở ở bé trai, virus còn gây tổn thương, viêm tinh hoàn, còn ở bé gái sẽ gây viêm buồng trứng.
3.1 Viêm tinh hoàn do quai bị ở bé trai
Ở trẻ trai mắc bệnh quai bị khi đang độ tuổi dậy thì có khoảng 20% trẻ bị viêm tinh hoàn và có đến 0.5% trường hợp có nguy cơ teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh sau này.
Viêm tinh hoàn do virus quai bị thường gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và trưởng thành (thanh thiếu niên). Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 - 7 ngày.
Điểm nổi bật của viêm tinh hoàn ở trẻ trai là thường chỉ xảy ra một bên, tỷ lệ viêm tinh hoàn cả 2 bên ít gặp. Khi bị viêm tinh hoàn, trẻ xuất hiện sốt trở lại, thân nhiệt đôi khi còn tăng hơn cả lúc ban đầu sốt do viêm tuyến nước bọt.
Tinh hoàn bị sưng to, đau, khi sờ vào thấy tinh hoàn có mật độ chắc. Nhìn vào thấy da bìu phù nề rõ rệt, da căng, bóng, đỏ. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm viêm thừng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, thậm chí cả tràn dịch màng tinh hoàn ở những trường hợp bệnh nặng.
Viêm tinh hoàn thường kéo dài 3 - 5 ngày là hết sốt, sau 3-4 tuần sau mới hết sưng và hết đau hẳn, độ sưng nề và giảm đau giảm dần.
Viêm tinh hoàn do quai bị ở bé trai có thể gây teo tinh hoàn, biến chứng này phải theo dõi trong một thời gian dài khoảng vài tháng mới biết được chắc chắn. Mặc dù tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị khá thấp, chỉ 0,5% trường hợp song nếu bị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản sau này của trẻ.
Nếu teo tinh hoàn một bên thì tinh hoàn còn lại vẫn hoạt động bình thường, nhưng nếu teo cả 2 bên sẽ hoạt động tình dục và sinh sản (vô sinh) bị ảnh hưởng lớn.
Để khắc phục tình trạng viêm tinh hoàn ở bé trai mắc quai bị và ngừa biến chứng, cần thực hiện:
- Mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn
- Dùng thuốc chỉ định giảm đau như Paracetamol
3.2 Viêm buồng trứng do quai bị ở bé gái
Bên cạnh biến chứng viêm tinh hoàn ở bé trai, bé gái mắc bị quai bị cũng có thể bị viêm buồng trứng, tuy nhiên tỷ lệ chỉ khoảng 7% các trường hợp mắc bệnh. Hơn nữa, viêm buồng trứng ở nữ giới hiếm khi dẫn đến vô sinh.
- Sỏi tụy có nguy hiểm không?
- Các rối loạn tuyến tụy thông thường
- Thuốc Zenpep: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng