17-01-2024 22:15

Bệnh Parkinson có triệu chứng điển hình nào?

Bệnh Parkinson có triệu chứng điển hình nào?

Bệnh Parkinson là bệnh lý thần kinh tiến triển từ từ do sự thoái hoá của một nhóm tế bào ở não. Dấu hiệu điển hình của bệnh là triệu chứng run tay. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và xu hướng mắc bệnh cũng tăng lên do tuổi thọ trung bình của xã hội tăng. Vậy bệnh parkinson triệu chứng cụ thể như thế nào?

1. Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một hội chứng thoái hoá hệ thần kinh gây ra các cử động chậm chạp, cứng đờ, run và rối loạn về thăng bằng. Có thể làm chậm sự phát triển của bệnh nhưng không thể điều trị và ngăn chặn hoàn toàn.

Bệnh Parkinson khởi phát khi một nhóm tế bào thần kinh bị thoái hoá và mức dopamine trong não giảm. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh truyền tín hiệu từ tế bào này đến tế bào khác trong não, giúp cho tế bào chỉ huy và kiểm soát được các cử động của bắp thịt ở chân tay và mặt.

Khi bị bệnh, những tế bào sản sinh Dopamin bị suy thoái và biến mất ở một phần rất nhỏ của não là chất đen. Khi thiếu hụt Dopamin, não không còn khả năng chỉ huy vận động cơ bắp như bình thường gây ra triệu chứng của bệnh.

Nguyên nhân gây ra sự thoái hoá của các tế bào não sản sinh Dopamin vẫn chưa được lý giải nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ có khả năng gây nên vấn đề này như: di truyền, môi trường, virus,... Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có bằng những cụ thể về căn nguyên phát sinh bệnh Parkinson.

2. Bệnh Parkinson có dấu hiệu gì?

Các triệu chứng Parkinson thường tương đối điển hình và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh, các biểu hiện của bệnh Parkinson gồm:

  • Run: là triệu chứng thường gặp nhất, run có thể cả tay và chân, run rõ hơn khi nghỉ ngơi và giảm run khi cầm nắm một vật gì đó. Vì vậy run trong Parkinson còn được gọi là run khi nghỉ, trái ngược với chứng run vô căn hoặc run do bệnh tiểu não. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng cũng đồng nghĩa với việc tình trạng run tăng lên và người xung quanh có thể nhận thấy dễ dàng.
  • Cơ bắp cứng đờ: bệnh nhân gặp khó khăn trong việc xoay cổ tay, xoay người, đứng dậy sau khi ngồi ghế, trở mình khi nằm trên giường, khó làm những cử động khéo léo của các ngón tay (viết chữ chậm, nét chữ nhỏ và chật chội hơn). Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc như người bình thường, dáng người đi hơi còng xuống.
  • Chậm vận động: bệnh nhân rất khó khởi động các cử động của cơ thể, xoay trở dễ bị té ngã
  • Rối loạn giữ thăng bằng: bệnh nhân ngồi vào ghế khó khăn, đứng dậy khỏi ghế cũng khó khăn, xoay trở dễ té, dễ ngã
  • Giảm khứu giác: tuy đây không phải là một triệu chứng thần kinh liên quan đến bệnh Parkinson nhưng là triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân tiến triển bởi bệnh lý hệ thống synuclein. Synuclein là protein bất thường tích tụ khắp nơi trong tế bào thần kinh, được gọi là Lewy. Parkinson hiếm khi xảy ra mà không có thể Lewy.
  • Các triệu chứng khác: giọng nói nhỏ và khó nghe, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi, khó nuốt và rối loạn trí nhớ

3. Bệnh Parkinson sẽ tiến triển như thế nào?

Bệnh Parkinson sẽ tiến triển qua 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: có các dấu hiệu ở 1 bên cơ thể, bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt
  • Giai đoạn 2: có các dấu hiệu ở cả 2 bên nhưng không mất thăng bằng
  • Giai đoạn 3: có triệu chứng cả 2 bên cơ thể, có mất thăng bằng nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy vẫn còn ít hạn chế
  • Giai đoạn 4: bệnh nhân suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được với sự hỗ trợ nhất định
  • Giai đoạn 5: bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường, không còn tự chủ

4. Điều trị bệnh Parkinson như thế nào?

Cho tới nay vẫn chưa có phương pháp nào để phòng ngừa hoặc chữa khỏi hẳn bệnh Parkinson, nhưng các thuốc điều trị vẫn có thể giúp giảm thiểu đáng kể triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra một số bệnh nhân còn có thể được chỉ định phẫu thuật kích thích não sâu khi không còn đáp ứng với thuốc điều trị.

Các nhóm thuốc chính điều trị bệnh Parkinson gồm có:

  • Thuốc chứa Levodopa: là thuốc quan trọng nhất trong quá trình điều trị Parkinson vì khả năng thay thế dopamin kịp thời và đúng cơ chế bệnh sinh, tuy nhiên sau khi sử dụng 3-5 năm có thể có hiện tượng lờn thuốc
  • Nhóm thuốc ức chế choline: Artan, Trihex,...
  • Nhóm thuốc kích thích trực tiếp các thụ thể dopamin: Sifrol, trivastal,...
  • Nhóm thuốc ức chế huỷ dopamin
  • Lưu ý khi dùng nhóm Levodopa không nên kết hợp với vitamin B6.

Ngoài các nhóm thuốc chính kể trên, có thể dùng thêm thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh mặc dù không đặc trưng cho bệnh Parkinson nhưng có tác dụng theo cơ chế chống gốc tự do và dinh dưỡng thần kinh.

Các phương pháp điều trị không phải dùng thuốc khác gồm:

  • Phục hồi chức năng: tập vật lý trị liệu, thể dục
  • Y học cổ truyền
  • Dinh dưỡng, chế độ ăn

Nên cho bệnh nhân đi lại, đi chậm, bước dài chân, tập thở sâu, tắm nắng,... dinh dưỡng cần chọn các thực phẩm dễ tiêu, giàu vitamin, nhất là vitamin D. Có các biện pháp hạn chế nhiễm trùng hô hấp như giữ ấm đường thở, tăng cường sức đề kháng. Phòng và tránh ngã để hạn chế nguy cơ gãy xương.

Nhìn chung các triệu chứng Parkinson thường tương đối điển hình như run, chậm vận động, cứng cơ, rối loạn thăng bằng hoặc giảm khứu giác... Các triệu chứng này đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.

XEM THÊM:
  • Piracetam: Công dụng, liều dùng và những lưu ý, thận trọng khi sử dụng
  • Thuốc Stugeron 25mg là thuốc gì?
  • Công dụng thuốc Nootropil

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan