Mục lục
Trẻ nhỏ từ 0 đến 5 tuổi nên được đánh giá quá trình tăng trưởng định kỳ để xem một đứa trẻ có phát triển bình thường hay không và phát hiện sớm các vấn đề bất thường của chúng. Chiều cao và cân nặng là hai thông số cơ bản dễ đo lường và được áp dụng một cách rộng rãi. Thậm chí, các bậc cha mẹ cũng có thể tự theo dõi sự lớn lên của con mình thông qua các chỉ số này. Vậy chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 26 tháng tuổi là bao nhiêu? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
1. Bé trai 26 tháng nặng bao nhiêu ký là đủ?
Theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ trai khỏe mạnh từ 2 đến 5 tuổi có cân nặng trung bình khoảng từ 12 đến 18 kg. Vậy bé trai 26 tháng tuổi nặng bao nhiêu ký?
Cân nặng chuẩn của bé trai 26 tháng tuổi là 12.54 kg. Một đứa trẻ trai 26 tháng tuổi cân nặng dưới 10kg được xếp loại là nhẹ cân. Ngược lại, khi cân nặng của trẻ vượt quá 15,5 kg, chúng được xếp loại vào nhóm trẻ thừa cân.
2. Chiều cao chuẩn của bé trai 26 tháng tuổi là bao nhiêu?
Theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới, một trẻ trai phát triển bình thường từ 2 - 5 tuổi sẽ cao khoảng 84 - 105 cm. Khác với trẻ dưới 2 tuổi, những đứa trẻ từ 2 tuổi trở lên được đánh giá chiều cao ở tư thế đứng, hay còn gọi là chiều cao đứng.
Cụ thể, trẻ trai 26 tuổi có chiều cao trung bình khoảng 88.8 cm, dao động từ 82.5 đến 95.2 cm. Những đứa trẻ có chiều cao dưới 82.5 cm được xếp loại vào nhóm còi cọc. Khi đó, trẻ nên được đến khám với các bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và tư vấn kỹ hơn.
3. Các biện pháp hỗ trợ tăng chiều cao cân nặng chuẩn bé trai 26 tháng tuổi
Ở lứa tuổi này, trẻ cần được cung cấp thức ăn với nhu cầu lớn hơn. Số lượng bữa ăn trong ngày và lượng thức ăn mỗi bữa cũng cần được điều chỉnh để đáp ứng với mức độ tăng trưởng của trẻ. Những trẻ trai 26 tháng tuổi cần được có thời gian biểu ăn uống gồm 3 bữa ăn chính tương tự như người lớn và 2 - 3 bữa ăn phụ mỗi ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn trung bình khoảng 2-3 giờ.
Thức ăn trong các bữa chính nên được đa dạng hóa, bao gồm đủ loại thức ăn từ các nhóm thực phẩm chính như chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Những bữa ăn có cơm, thịt, cá kết hợp với rau xanh và hoa quả là công thức chung có hiệu quả nhằm tăng chiều cao cân nặng chuẩn bé trai 26 tháng tuổi.
Thói quen ăn uống của trẻ trai 26 tuổi cũng cần được lưu ý. Ở thời điểm này, trẻ hoàn toàn có thể tự ngồi ăn với chén riêng của mình. Bố mẹ nên nấu thức ăn ở dạng đặc hơn, có thể cắt thành từng miếng nhỏ. Lưu ý để đảm bảo sự phát triển bình thường của răng, bố mẹ nên tập cho bé nhai thức ăn bằng cách không kéo dài thời gian ăn các loại thức ăn xay nhuyễn.
Khuyến khích trẻ tự ăn, thậm chí chúng có thể không dùng đến thìa. Thời gian đầu khi tập cho bé tự ăn, nhiều bố mẹ có thể dễ dàng cảm thấy căng thẳng vì phải dọn dẹp và lau chùi thường xuyên khi con của bạn làm vương vãi thức ăn khắp nơi. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn hướng dẫn cho bé cách sử dụng thìa và ăn đúng cách, bố mẹ sẽ nhận thấy được sự thay đổi đáng kể từ bé. Cho trẻ trai 26 tháng tuổi tự ăn là cách giúp bé tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn khác nhau, điều này có khả năng kích thích vị giác của trẻ và giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn trong giờ ăn.
Trong các bữa ăn nhẹ, bố mẹ có thẻ lựa chọn trái cây hoặc ngũ cốc. Không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa trước mỗi bữa ăn để tránh tạo cảm giác no khi đến bữa ăn chính. Giảm cho trẻ ăn kẹo và bánh ngọt.
Việc lên lịch tái khám với các bác sĩ chuyên khoa để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ là bước đầu quan trọng. Chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu là những chỉ số phổ biến được chọn lựa để theo dõi quá trình lớn lên của trẻ. Trẻ chậm lớn hay thừa cân sẽ bước đầu được phát hiện thông qua việc theo dõi cân nặng chiều cao một cách đều đặn, sau đó cung cấp gợi ý xem trẻ có cần được đánh giá chuyên sâu hay không.
Trẻ 26 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Làm thế nào để vui chơi và giữ trẻ an toàn trong mùa hè COVID-19?
- Cách giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe và ăn ngon
- Dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy