Mục lục
Chủ đề về chiều cao và cân nặng của trẻ luôn luôn được các bậc cha mẹ khá quan tâm. Ở những năm đầu đời của trẻ sự thay đổi hai chỉ số này có thể thấy một cách rõ nét nhất. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ nhận biết được tiêu chuẩn các chỉ số về cân nặng chiều cao của trẻ có đạt chuẩn hay không và chăm sóc trẻ như thế nào để có thể đạt được các ngưỡng đó.
1. Quá trình phát triển của trẻ 17 tháng tuổi
Với những trẻ bước sang 17 tháng tuổi, cha mẹ rất khó có thể giữ trẻ ngồi yên. Bởi vì ở giai đoạn này nhu cầu của trẻ muốn được tự mình khám phá thế giới khiến cho trẻ luôn hoạt động không ngừng. Đồng thời, giai đoạn này trẻ cũng phát triển mạnh các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp giúp trẻ phát triển vốn từ vựng và khả năng phản xạ tốt hơn.
Đánh dấu ở 17 tháng tuổi của trẻ bởi khả năng vận động của trẻ đã trở nên thành thục và linh hoạt hơn, những bước đi của trẻ cũng đã vững vàng hơn và trẻ bị ngã ít hơn.
Trẻ ở độ tuổi này rất thích chạy và khi chạy chân thường chạm đất cả bàn chân và trẻ thường chạy xiên xẹo, không có mục đích rõ ràng nhưng cha mẹ cũng không quá lo lắng vì chỉ cần một thời gian nữa để trẻ làm quen thì trẻ có thể chạy vững vàng hơn.
Khả năng tư duy của trẻ ở giai đoạn này cũng tiến triển khá rõ rệt. Trẻ đã có khả năng nhận biết người quen với khoảng cách xa và trẻ cũng đã hiểu nhiều chuyện hơn. Khi cha mẹ và những người xung quanh trẻ nói chuyện có thể theo dõi để áp dụng các ví dụ thực tế giúp trẻ hiểu hơn. Chẳng hạn, cha mẹ có thể cho trẻ xem một cuốn sách có hình các con vật và cha mẹ dạy trẻ tên những con vật này. Khi đó, có thể cha mẹ rất ngạc nhiên vì sự thích thú của trẻ với những bài học này, và khi trong thực tế có những con vật trẻ đã được dạy thì trẻ sẽ biểu hiện cảm xúc thích thú, vui mừng khi nhìn thấy chúng.
Biểu hiện các xúc của trẻ ở giai đoạn này cũng có nhiều chuyển biến hơn so với trước. Trẻ có thể vẫy tay chào, hoặc chỉ tay vào đồ vật hoặc tỏ thái độ vui vẻ phấn khởi khi nhìn thấy người quen. Trẻ cũng có thể tỏ ra cảm giác bứt rứt, khó chịu khi chiếc quần của trẻ bị bẩn hoặc bị ướt, và trẻ sẽ tìm cách ra hiệu cho cha mẹ hoặc người quen giúp đỡ trẻ.
Mặc dù ở thời kỳ này trẻ vẫn chưa hẳn nói sõi nhưng tiếng bi bô của trẻ cũng khá đáng yêu. Hầu hết các trẻ ở độ tuổi này đề nói ngọng và mất phụ âm đầu.
Trẻ ở giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi về phát triển chiều cao và cân nặng. Cha mẹ cũng khá quan tâm tới vấn đề cân nặng của trẻ đặc biệt đối với bé trai 17 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu và bé trai 17 tháng tuổi cao bao nhiêu. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế giới, chiều cao và cân nặng của trẻ 17 tháng tuổi được phân chia ở hai giới trẻ trai và trẻ gái. Đối với trẻ trai, cân nặng của bé trai 17 tháng tuổi đạt tiêu chuẩn với 10.7 kg và chiều cao đạt 81.2 cm, và cân nặng của bé gái 17 tháng tuổi đạt tiêu chuẩn với 10.0 kg và chiều cao đạt 79.7 cm.
2. Chăm sóc răng miệng cho trẻ 17 tháng tuổi
Bệnh về răng miệng thường sẽ rất gặp ở trẻ đặc biệt ở những năm đầu đời của trẻ. Răng của trẻ ở giai đoạn này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động chức năng như nhai, học nói đồng thời răng cũng tạo nên sự phát triển về cấu trúc mặt đồng thời duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng.
Sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan đến răng miệng của trẻ khi ở độ tuổi này bao gồm tưa lưỡi, viêm lợi, viêm loét miệng, viêm lưỡi, sâu răng, viêm tuỷ.... Các bệnh liên quan đến răng miệng có thể biến chứng khá nguy hiểm và có thể tác động trực tiếp đến hệ thống đường ruột của trẻ. Vì vậy chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi rất quan trọng và cũng được xem như yếu tố giúp trẻ phát triển được toàn diện hơn.
Cha mẹ có thể tìm hiểu các cách phòng chống các bệnh liên quan đến răng miệng của trẻ và giúp trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên ngày 2 lần và cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Hơn nữa, cha mẹ cũng chú ý đến chế độ ăn của trẻ giúp đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự hình thành và phát triển răng.
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 17 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ đang phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí tuệ. Vì thế, cha mẹ cần phải chú ý nhiều trong quá trình chăm sóc cũng như nuôi dưỡng trẻ nhằm tránh trường hợp trẻ có thể mắc suy dinh dưỡng.
Trẻ ở độ tuổi này có khá nhiều răng và cứng cáp giúp trẻ phát triển phản xạ nhai tốt hơn, nên trẻ có thể ăn cơm nấu nhão khi được 17 tháng tuổi. Trẻ 17 tháng ăn bao nhiêu là đủ? Trẻ ở giai đoạn này sẽ được áp dụng 3 bữa ăn chính cùng 2 bữa phụ mỗi ngày với khẩu phần bằng khoảng 1⁄4 khẩu phần của người trưởng thành.
Chế độ ăn của trẻ nên cung cấp đủ các thành phần chất dinh dưỡng cũng như vi chất dinh dưỡng như: Protein một yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho việc xây dựng bộ khung cũng như những thành phần chức năng khác trong cơ thể giúp trẻ phát triển được toàn diện. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn dặm từ những thức ăn có chứa nhiều protein như thịt bò, thịt heo, đậu nành... giúp trẻ tăng cường tích lũy đủ năng lượng xây dựng cơ bắp của cơ thể được chắc khỏe cũng như có đủ sức vui chơi khám phá cả một ngày dài. Carbs sẽ giúp trẻ thực hiện các hoạt động mỗi ngày. Bởi vì ngoài việc, carbs cung cấp năng lượng cho trẻ mà còn thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ khi ở tháng tuổi thứ 17. Trong giai đoạn này trẻ cần khoảng 135 gam carbs mỗi ngày với các thực phẩm lành mạnh như sữa chua, khoai tây, gạo, chuối...
Một trong những vi chất khá quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn này, Khi trẻ được cai sữa mẹ, lượng sắt mà trẻ hấp thu vào cơ thể mỗi ngày có thể ảnh hưởng và không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Sắt được biết như khoáng chất cần thiết giúp cơ thể tạo máu, tương cường hệ thống miễn dịch đồng thời hỗ trợ trẻ phát triển trí não. Khi trẻ mắc tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu như thiếu máu, suy dinh dưỡng, da xanh xao nhợt nhạt... Đối với trẻ ở độ tuổi này nên đảm bảo cung cấp khoảng 7 mg sắt mỗi ngày trong chế độ ăn từ những thực phẩm giàu sắt bao gồm: gan, trứng, thịt bò, bông cải, khoai lang, các món ăn được chế biến từ đậu nành, các món ăn được chế biến từ sữa...
Theo khuyến nghị, trẻ nên được cung cấp khoảng 1000 đến 1400 calo cho một ngày sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh và năng động. Những loại thực phẩm giàu calo có thể sử dụng trong bữa ăn của trẻ như sữa, phô mai, các loại thịt, bơ đậu phộng, các loại trái cây, rau xanh...
4. Một số việc cha mẹ nên làm
Tháng thứ 17 ở trẻ có khuynh hướng phát triển não nhanh chóng. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn hợp lý giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tạo điều kiện để trẻ có thể kích thích khả năng ngôn ngữ, từ vựng... Cha mẹ hãy cùng trẻ khám phá những sự vật xung quanh cuộc sống cũng như môi trường sống của trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm những điều thực tế và những kiến thức được cha mẹ trao đổi qua sách hoặc truyện tranh.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với những bạn cùng lứa tuổi để có thể dạy cho trẻ cách chia sẻ đồ chơi, thiết lập mối quan hệ bạn bè.
Trẻ ở độ tuổi 17 tháng được xem giai đoạn phát triển quan trọng trong những năm đầu đời vì vậy cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như cách chăm sóc răng miệng của trẻ để giúp trẻ phát triển tốt nhất. Đồng thời luôn gần gũi và tạo điều kiện cho trẻ phát triển các kỹ năng khác để trẻ hòa nhập với cuộc sống tốt hơn.
Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Trẻ 22 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng
- Trẻ 21 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng
- Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi