Mục lục
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng hoặc đồng yếu tố thúc đẩy cho khoảng 70 hệ thống enzym hoạt động trong cơ thể. Yếu tố này có một vai trò năng lượng trong nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là khả năng cảm nhận vị giác. Chính vì vậy, bé lười ăn có nên bổ sung kẽm là mối quan tâm của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong đó, trẻ thiếu kẽm biếng ăn là một nguyên nhân cần nghĩ đến và khắc phục.
1. Kẽm là gì và vai trò của kẽm đối với sức khỏe?
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có vai trò trong quá trình tăng trưởng, sửa chữa mô và chữa lành vết thương, dung nạp carbohydrate, tổng hợp hormone tinh hoàn và phản ứng miễn dịch.
Vì lượng kẽm có liên quan mật thiết đến lượng protein; kết quả là, thiếu kẽm là một thành phần quan trọng của bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng trên toàn thế giới.
Các triệu chứng do thiếu kẽm nghiêm trọng bao gồm suy giảm tăng trưởng, thiểu năng sinh dục nguyên phát, bệnh da, suy giảm vị giác và khứu giác, suy giảm khả năng miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng.
Do đó, việc bổ sung kẽm ở những nhóm dân số có nguy cơ thiếu kẽm dường như có tác dụng hữu ích đối với tỷ lệ mắc và kết quả của các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ở trẻ em. Như vậy, bé biếng ăn bổ sung kẽm theo chỉ định phù hợp là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả.
2. Lợi ích của kẽm đối với trẻ em như thế nào?
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu và là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho cơ thể đang phát triển nhanh chóng. Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ em để xây dựng các mô mới và còn có các vai trò của kẽm khác như sau:
- Hỗ trợ duy trì chức năng miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ em và có thể làm giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp trên nhẹ. Khi lượng kẽm không đủ, nó có thể dẫn đến chức năng miễn dịch kém và tăng khả năng mắc bệnh.
- Thúc đẩy sự hình thành collagen để hỗ trợ xây dựng xương và duy trì độ chắc khỏe của xương, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của sụn để khớp khỏe mạnh.
- Tham gia vào trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein và do đó rất quan trọng để tận dụng tối đa thực phẩm mà trẻ ăn vào.
- Cần thiết để chữa lành vết thương; do đó, kẽm đặc biệt có giá trị đối với trẻ em vì chúng dễ bị va quệt nhẹ.
- Giúp duy trì cảm giác thèm ăn lành mạnh. Khi thiếu kẽm trong một khoảng thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, điều này không lý tưởng cho những trẻ đang phát triển nhanh và thường kén ăn.
- Tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc của protein và màng tế bào, duy trì sức khỏe thể chất tốt.
- Đem lại đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể.
3. Bé lười ăn có nên bổ sung kẽm?
Sự thèm ăn của trẻ là một vấn đề quan trọng liên quan đến sức khỏe của trẻ và là mối quan tâm lớn của hầu hết các bậc cha mẹ. Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, ví dụ, sự thay đổi cảm xúc, kiệt sức, thay đổi tâm trạng và mức độ hoạt động. Tốc độ tăng trưởng của trẻ bắt đầu giảm ở khoảng hai tuổi, điều này giải thích cho sự suy giảm tương đối về sự thèm ăn của trẻ ở tuổi này.
Bên cạnh đó, mỗi đứa trẻ phát triển với một tốc độ khác nhau và mô hình này sẽ ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của chúng. Sự thèm ăn thay đổi theo từng ngày và từ bữa này sang bữa khác. Nếu sự phát triển của trẻ bình thường thì không có lý do gì để cha mẹ phải lo lắng. Sự thay đổi cảm giác thèm ăn thường không thường xuyên và sẽ không có tác dụng phụ đối với một đứa trẻ khỏe mạnh.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu kẽm có liên quan đến giảm tăng trưởng, gia tăng cảm lạnh và nhiễm trùng, suy giảm trí nhớ, mất khả năng học tập và kém chú ý. Đồng thời, sự thiếu hụt kẽm là một vấn đề lớn và là nguyên nhân gây biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt ở các nước đang phát triển và khu trú trong nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Chính vì thế, việc bổ sung kẽm qua một thực đơn tăng cường các chất dinh dưỡng hay các thực phẩm tổng hợp là một phần trong chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng và trẻ thiếu kẽm biếng ăn trong lứa tuổi học đường.
4. Nhu cầu và nguồn kẽm cần thiết cung cấp cho trẻ
Theo các viện dinh dưỡng và y học, trẻ em từ một đến ba tuổi nên bổ sung 3 mg kẽm mỗi ngày, trẻ em từ bốn đến tám tuổi nên bổ sung 4mg mỗi ngày và trẻ em từ chín đến 13 tuổi nên bổ sung 6mg mỗi ngày. Điều này có thể đạt được hoàn toàn thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh hoặc bổ sung kẽm.
Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật luôn chứa hàm lượng chất kẽm dồi dào hơn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Trong số này, hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác; tuy nhiên, một số trẻ có thể khó dung nạp được hương vị thức ăn có chứa hàu nên cha mẹ cũng có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm khác thân thiện với trẻ em sau đây:
- Thịt bò
- Thịt heo
- Đậu lăng, đậu Hà Lan
- Ức gà
- Hạt điều
- Đậu xanh
- Phomai
- Yến mạch
- Quả hạnh như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt bí
- Cua và tôm hùm
Trong một số trường hợp, mặc dù cha mẹ đã cố gắng hết sức, trẻ vẫn có thể không nhận được lượng kẽm cần thiết từ chế độ ăn uống của mình do thói quen ăn uống kén chọn, biếng ăn hoặc các yếu tố khác. Để bổ sung chế độ ăn uống của trẻ và đảm bảo chúng có lượng kẽm mà cơ thể đang phát triển theo từng giai đoạn, rất nhiều loại vitamin tổng hợp chuyên biệt dành cho trẻ em với kẽm có thể có xem xét như một lựa chọn thay thế.
Có rất nhiều sản phẩm cho bé biếng ăn bổ sung kẽm đồng thời còn có các yếu tố khác như Lysine, tinh chất chiết xuất từ gừng, vitamin B và beta glucan. Điều này sẽ giúp hoàn thiện gai vị giác, cải thiện tình trạng trẻ thiếu kẽm biếng ăn; gián tiếp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ, chức năng miễn dịch, sự trao đổi chất, sức khỏe của xương và chữa lành vết thương nhỏ. Như vậy, khi được bổ sung kẽm, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ cải thiện, tăng cường phát triển thể chất và đồng thời giúp trẻ có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.
Tóm lại, thiếu kẽm có thể gây ra những hậu quả lâu dài bao gồm suy giảm sự phát triển của não bộ, thấp bé, loãng xương và dậy thì muộn. Trong đó, quan trọng nhất là thiếu kẽm có liên quan đến các hậu quả khác như chán ăn và giảm nhận thức về vị giác. Vì vậy, bé lười ăn có nên bổ sung kẽm là một can thiện cần tiến hành sớm, không chỉ giúp cải thiện vị giác mà còn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp cấp tính ở trẻ em, giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Tại sao cần bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn?
- Mối quan hệ giữa lượng kẽm và sự tăng trưởng ở trẻ em từ 1-8 tuổi
- Vì sao 70% trẻ Việt nam thiếu kẽm?