17-01-2024 12:24

Bé không ăn thịt cá, có nên lo lắng?

Bé không ăn thịt cá, có nên lo lắng?

Thịt, cá là một trong những thực phẩm giàu protein rất cần cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bé không chịu ăn thịt và thường tỏ ra sợ hãi, khóc thét khi ăn. Vậy bé không ăn thịt cá, có nên lo lắng? Và bé không ăn thịt cá phải làm sao? Hãy cùng tham khảo một bài viết dưới đây để có giải pháp hiệu quả giúp trẻ thích ăn thịt cá.

1. Nguyên nhân bé không chịu ăn thịt cá

Nhiều phụ huynh thắc mắc: Tại sao con tôi không thích ăn thịt, cá mà chỉ thích ăn cơm chan canh. Có phải do sai lầm từ cách tập ăn? Làm thế nào để trẻ chịu ăn uống đủ chất, nhất là chịu ăn thịt, cá?

Khi bắt đầu chuyển từ giai đoạn bú sang ăn dặm, việc bé không chịu ăn thịt cá trong khoảng thời gian đầu là chuyện rất bình thường. Nếu con bạn từ chối không chịu ăn thì người lớn cũng không nên vội vàng kết luận là bé không thích. Cha mẹ cần phải kiên trì giúp trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hình thành thói quen kết hợp với việc "trải nghiệm" cảm giác thú vị khi được thỏa mãn cơn đói, đáp ứng nhu cầu làm no bụng.

Thông thường mẹ nên tập cho trẻ biết mùi vị thịt, cá từ thời điểm con được 6 tháng tuổi trở đi, lúc đó dạ dày của trẻ mới tiết ra đủ dịch vị để có thể tiêu hóa những thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần chú ý tiến hành tập ăn thịt cá cho trẻ quen dần dần làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trong khoảng thời gian trẻ được 6 - 8 tháng tuổi, đa phần trẻ mới mọc được khoảng 1-2 răng, thậm chí có trẻ chậm mọc răng còn chưa mọc chiếc răng nào. Bởi vậy, mẹ nên tập cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu bao gồm sản phẩm từ sữa đặc sệt như ya-out, pho mai, trứng luộc vừa tới; thịt trắng như: thịt ức gà, filê cá (loại bỏ kỹ xương).

Thức ăn cần được xay nhuyễn, nhưng nên hạn chế tối đa việc dùng máy xay sinh tố để xay. Bởi nếu thêm nước, thức ăn sẽ trở nên lỏng và loãng quá, trẻ không thể cảm nhận và phân biệt được các loại thức ăn mới được làm quen. Cũng cần tránh trộn thập cẩm thức ăn, mà nên cố gắng giới thiệu từng loại riêng biệt cho trẻ.

Giai đoạn 2 (từ 8 -10 tháng tuổi): mẹ nên cho trẻ làm quen với nhiều loại thịt đa dạng hơn, những loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò. Mỗi bữa ăn thức ăn đặc không quá 35g thịt tương đương với 1 quả trứng.

Thêm một lý do nữa đó là cha mẹ nghĩ thịt, cá mới là tốt nên cho con ăn thật nhiều ngay khoảng thời gian đầu con tập ăn dặm và không thay đổi món cho con khiến con sợ hãi, ám ảnh với việc phải ăn liên tục một loại thực phẩm. Một sai lầm khác nữa đó là mẹ chuẩn bị đồ ăn dặm cho con không đảm bảo đủ độ thô cần thiết phù hợp với độ tuổi. Ví dụ như trẻ mới tập ăn dặm nhưng mẹ đã chuẩn bị món thịt lợn cợn trong khi nhu cầu của con vẫn là đồ ăn nhuyễn mịn. Chính điều đó cũng khiến trẻ bị sợ thịt cá.

Còn đối với những trẻ lớn, cha mẹ không tập ăn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nên khỉ trẻ lớn hơn sẽ tạo thành thói quen “lười nhai”, dẫn đến bé không chịu ăn thịt

bé không ăn thịt cá phải làm sao
Giải đáp bé không ăn thịt cá phải làm sao?

2. Bé không ăn thịt cá, có nên lo lắng?

Trong quá trình nuôi con, rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết thời điểm nào là thích hợp nhất để bổ sung thịt cho bé? Bé ăn bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe? Nếu ăn quá nhiều thịt sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ của bé? Rõ ràng, những trăn trở này hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt, chưa thể đáp ứng một lượng thịt tương đương với người lớn.

Lý tưởng nhất đó là cho trẻ ăn một chế độ ăn cân bằng đảm bảo 4 nhóm chất cơ bản là: tinh bột – chất đạm – chất béo - vitamin và khoáng chất. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng hợp tác và cha mẹ nào cũng đủ thông thái để làm được việc đó.

Thịt, cá là nguồn thực phẩm cực kỳ quan trọng với trẻ. Chúng cung cấp nguồn chất đạm động vật rất tốt và không có nguồn thay thế. Bạn cần quan sát khi cho trẻ ăn thịt cá, tìm tòi nhiều món mới, kiên trì tập luyện cho trẻ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục từ chối, đừng quá lo lắng, hãy giảm lượng thịt xuống và tăng lượng rau củ lên.

Nếu bé nhất mực từ chối thịt thì mẹ có thể ngưng lại một thời gian ngắn, nếu bé chịu ăn tôm, cá, trứng, đậu, sữa... thì hãy tạm bổ sung nguồn đạm từ những thực phẩm này, rồi cho bé ăn lại thịt một cách từ từ, từng chút một. Cha mẹ không thể nóng vội trong việc cho trẻ ăn thịt cá và nhồi nhét, quát nạt bắt trẻ phải ăn chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn, trẻ càng sợ hơn.

bé không ăn thịt cá phải làm sao
Mẹ có thể chế biến nấu lẫn thịt, cá vào món canh ưa thích của bé

3. Trẻ không ăn thịt cá phải làm sao?

Để vừa giúp trẻ dễ ăn ăn thịt cá, vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng bên trong thịt cá, mẹ nên lựa chọn một số các cách chế biến sau đây:

  • Nếu trẻ sợ ăn thịt do chưa sẵn sàng với độ thô của thịt do thịt lợn cợn hay bã... thì mẹ cần xem lại cách chế biến bột/cháo cho bé. Ban đầu, mẹ hãy nghiền nhuyễn thịt để nấu với bột/cháo, rồi dần dần tăng độ thô của thịt/cá lên chẳng hạn như chuyển từ xay nhuyễn sang băm nhuyễn, rồi băm nhỏ, băm thịt còn lợn cợn... Khi bé sẵn sàng ăn thô thì bé sẽ không sợ “ăn thịt” nữa.
  • Tuyệt đối không ép trẻ ăn khi trẻ không muốn dù với bất kỳ hình thức nào.
  • Cho trẻ ăn đúng giờ giấc, vào lúc trẻ đói bụng, (tắm rửa tay chân sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn nếu trẻ vừa chơi xong...)
  • Trình bày món ăn hấp dẫn bắt mắt về màu sắc, ở nhiệt độ thích hợp với món ăn hay vừa miệng của bé. Không để cho trẻ nhìn thấy rõ món thịt cá mà thay vào đó mẹ hãy kết hợp thịt cá với các loại rau thơm để tạo thành món hay hay viên mọc cho con như: cà chua, bầu, bí nhồi thịt hoặc cá, có thể cho thêm tàu hũ, nấm; cơm chiên, rau xào thập cẩm với thịt, cá xắt nhỏ...
  • Nếu trẻ thích ăn canh và rau hơn thịt cá có thể chế biến nấu lẫn thịt, cá vào món canh ưa thích của bé như: canh rau ngót giò "sống", canh khổ qua nhồi tàu hũ và thịt, canh chua cá thác lác, canh rau đay hay mồng tơi, mướp nấu với riêu cua đồng, canh tàu hũ cà chua với trứng... vẫn có thể bổ sung đủ chất thịt, cá cho bé ở tuổi bắt đầu đi học.
  • Cách tốt nhất để giúp cho bé thích ăn thịt, cá là kết hợp với các loại rau, thịt cá sẽ được ăn theo những mùi vị hấp dẫn của rau. Chẳng hạn: cà chua, bầu, bí nhồi thịt hoặc cá, có thể cho thêm tàu hũ, nấm; cơm chiên, rau xào thập cẩm với thịt, cá xắt nhỏ...
  • Một số trẻ sợ ăn thịt cá vì mẹ sơ chế chưa kỹ, cá thịt vẫn còn mùi tanh hoặc hôi. Tốt nhất, mẹ nên chọn cá thịt tươi để chế biến và khử mùi tanh với cách sau: Mẹ đun một nồi nước sôi, bỏ thêm 1 thìa cafe muối, sau đó chần cá qua nước muối đun sôi để khử mùi tanh. Đối với thịt, mẹ luộc sơ để khử mùi hoặc rửa với nước gạo, gừng hoặc giấm để mùi hôi từ thịt không còn.
  • Cần tạo bầu không khí vui vẻ, bên những người thương yêu trẻ để khuyến khích trẻ ăn ngon.
  • Người mẹ hay người lớn ngồi ăn cùng trẻ không nên tỏ thái độ căng thẳng, lo âu, la mắng hay ép buộc trẻ phải ăn, cầm muỗng theo trẻ chạy chơi để đút...
  • Cũng không nên "chiều thái quá" để dụ trẻ ăn ( như mở tivi cho xem mới chịu ăn, hoặc làm trò...) sẽ tạo ra thói quen xấu trong ăn uống, dần dần gây bất lợi về mọi mặt.

Những điều không nên làm khi chế biến thịt cá cho bé

  • Các bà mẹ hãy đảm bảo rằng bé chỉ ăn thịt cá đã nấu chín hoàn toàn.
  • Tránh xa thịt nguội, thịt xông khói và xúc xích. Theo một phân tích năm 2008, những loại thịt này được đóng gói bằng chất bảo quản và chỉ chứa 5.7% lượng thịt thực tế.
  • Tránh các loại cá có nhiều thủy ngân.
  • Không nên chiên hoặc xào thịt với nhiều dầu mỡ.
  • Đừng hâm nóng thịt cá nhiều lần.
  • Lưu ý các loại thực phẩm khi kết hợp với nhau có thể sản sinh độc tố gây hại tới sức khoẻ của bé.
  • Không để thịt cá thừa trong tủ lạnh quá 2 giờ đồng hồ.

Hãy để mỗi bữa ăn của trẻ là một trải nghiệm mới chứ không phải là bài ca ép ăn muôn thuở! Việc cải thiện tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

XEM THÊM:
  • Trẻ 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao?
  • Thận trọng khi cho trẻ uống nhiều thực phẩm chức năng
  • Trẻ sơ sinh bị viêm ruột nên dùng thuốc kháng sinh nào?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan