Mục lục
Nhiều cha mẹ luôn quan tâm đến vấn đề bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa. Tuy nhiên, cân nặng cũng không hẳn là yếu tố duy nhất nên cha mẹ không cần quá nặng nề về cân nặng của trẻ mà hãy tìm cách giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể trạng cũng như trí não.
1. Trẻ 4 tuổi là thời điểm vàng của quá trình phát triển cân nặng
Theo các chuyên gia đánh giá thì đối với trẻ nhỏ, cân nặng có lẽ được xem như yếu tố quan trọng không chỉ đánh giá tình trạng dinh dưỡng mà còn giúp nhận định được mức độ phát triển của trẻ có đúng với khuyến nghị hay không. Do đó, nhiều cha mẹ luôn quan tâm đến vấn đề bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa. Tuy nhiên, cân nặng cũng không hẳn là yếu tố duy nhất nên cha mẹ không cần quá nặng nề về cân nặng của trẻ mà hãy tìm cách giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể trạng cũng như trí não.
Đa số trẻ khi 4 tuổi đều được đi học nên sự phát triển của trẻ cũng rất nhanh cả về thể chất lẫn những kỹ năng cần thiết. Riêng về thể chất thì ở độ tuổi này tốc độ phát triển cân nặng tăng khá nhanh. Bởi vì chế độ ăn của trẻ ở thời kỳ này đa dạng hơn và trẻ cũng đã quen với rất nhiều loại thực phẩm. Để có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển, số lượng bữa ăn của trẻ ở độ tuổi này thường áp dụng 3 bữa chính và có thể thêm 2 bữa phụ.
Để biết được khối lượng cơ thể “trẻ 4 tuổi cân nặng bao nhiêu là đủ”, ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn thì trẻ 4 tuổi cũng cần được hướng dẫn các kỹ năng vận động như chạy nhảy, cầu trượt, học bơi, đạp xe... Và cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có thể thực hiện các hoạt động này.
Hơn nữa, chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng góp phần vào việc trẻ em 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa. Bởi vì giấc ngủ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về cân nặng. Đối với trẻ 4 tuổi thì trung bình trẻ cần ngủ đủ mỗi ngày với khoảng thời gian từ 11 đến 12 tiếng. Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon và ngủ sâu hoặc trẻ không bị đánh thức giữa giấc ngủ thì cha mẹ cần hình thành thói quen ngủ khoa học, đúng giờ và ngủ sớm dậy sớm... cho trẻ. Thêm vào đó, cha mẹ nên cho trẻ có giấc ngủ trưa với khoảng thời gian từ 1 đến 2 tiếng để giúp trẻ nạp thêm năng lượng, phục vụ cho những hoạt động vào buổi chiều.
2. Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?
Theo bảng thống kê cân nặng cho trẻ đến 5 tuổi được áp dụng cho trẻ em Việt Nam nói riêng và trẻ em thế giới nói chung thì số liệu được tổ chức Y tế thế giới công bố như sau:
- Nếu là trẻ gái thì cân nặng đạt tiêu chuẩn khoảng 14.5 - 17.3 kg
- Nếu là trẻ trai thì cân nặng đạt tiêu chuẩn khoảng 15 - 17.6 kg.
Khối lượng cơ thể của trẻ còn tùy thuộc vào thể trạng hiện tại, chẳng hạn nếu trẻ béo phì hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng thì cha mẹ mới có thể tìm cách kiểm soát cân nặng của trẻ ở mức chuẩn và phù hợp nhất.
Cân nặng của trẻ được xem như một chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên căn cứ vào thông số này mà gây áp lực cho trẻ. Bởi vì ngoài cân nặng thì việc đánh giá sự phát triển của trẻ còn cần nhiều yếu tố quyết định, bao gồm thể trạng, tinh thần và trí tuệ.
3. Một vài vấn đề liên quan đến cân nặng của trẻ 4 tuổi
Chăm sóc dinh dưỡng khoa học cho trẻ được xem có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và thể chất của trẻ. Khi trẻ được bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và ít khi mắc bệnh tật. Nhưng ngược lại, nếu trẻ ăn ít, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng hoặc sử dụng các thực phẩm không lành mạnh có thể gây nên nhiều hệ luỵ và gây cản trở tăng trưởng của trẻ.
Cha mẹ có thể sử dụng một số loại thực phẩm lành mạnh giúp trẻ đạt được mục tiêu cân nặng theo yêu cầu:
- Sữa tươi được xếp vào danh sách thực phẩm có lợi nhiều cho sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Thành phần trong sữa tươi chứa khá nhiều chất đạm, chất béo cùng với các vitamin và khoáng chất. Sữa cũng được xem như thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất giúp mẹ tiết kiệm thời gian nuôi trẻ mà trẻ vẫn khỏe mạnh và thông minh.
- Cá hồi có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm đạm, omega-3, canxi, vitamin D ... đều giúp thúc đẩy phát triển trẻ.
- Đậu phụ: Được làm từ đậu nành giúp bổ sung nguồn protein thực vật dồi dào cùng với hàm lượng sắt, vitamin B1 cao. Chất xơ cùng với đồng, magie, kẽm... trong đậu phụ giúp tăng cường sức khoẻ và thúc đẩy phát triển của trẻ.
- Trứng giàu hàm lượng protein, bổ sung vitamin D và canxi cùng với các chất khoáng quan trọng khác. Protein trong trứng khá tốt vì nó cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể.
- Tôm giàu đạm, sắt, magie, kali... Cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm này cho bữa ăn của trẻ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Trong trường hợp trẻ bị thừa cân béo phì cha mẹ nên:
- Đưa trẻ đến khám bác sĩ bởi béo phì có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên và trong đó dinh dưỡng được xem như yếu tố chủ chốt quyết định tình trạng này.
- Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cắt giảm chế độ ăn của trẻ hoặc sử dụng các sản phẩm bổ trợ giúp cải thiện tình trạng của trẻ. Vì trẻ ở độ tuổi này rất cần nhiều dưỡng chất để phát triển.
Còn nếu trẻ bị suy dinh dưỡng - tình trạng có thể khiến cho trẻ kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Thậm chí còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi dưỡng chất cần thiết không cung cấp đủ cho trẻ thì trẻ không thể phát triển theo một cách toàn diện được. Khi đó, cha mẹ cần:
- Đưa trẻ đi khám để được tư vấn về việc xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ. Chế độ ăn này phải đảm bảo có chứa đủ 4 nhóm thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng. Nên cung cấp chất béo cho trẻ ở giai đoạn này trong khoảng từ 30 đến 40% hàm lượng năng lượng mỗi ngày.
- Số lượng bữa ăn của trẻ nên thực hiện chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trong các bữa phụ cha mẹ nên thêm trái cây và sữa cho trẻ, còn trong bữa chính nên thêm chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường, muối hoặc chất béo dạng rắn. Không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều nước ngọt. Bởi vì đây là loại nước uống mà hàm lượng đường, phẩm màu rất nhiều. Những loại nước này khiến cho trẻ no dẫn đến tình trạng lười ăn. Không những vậy, uống quá nhiều nước ngọt sẽ gây ra hiện tượng đào thải canxi ra ngoài, khiến cơ thể trẻ thiếu hụt vi chất này.
Tóm lại, cân nặng của trẻ được xem như một chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nhưng cha mẹ không nên căn cứ vào thông số này mà gây áp lực cho trẻ. Bởi vì ngoài cân nặng thì việc đánh giá sự phát triển của trẻ còn cần nhiều yếu tố quyết định, bao gồm thể trạng, tinh thần và trí tuệ.
Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Những biểu hiện bình thường, bất thường sau nong bao quy đầu ở trẻ
- Giao tiếp với trẻ em khiếm thính
- Cơ thể thiếu protein gây bệnh gì?