17-01-2024 12:04

Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao?

Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao?

Giai đoạn trẻ 2 tuổi là thời điểm đang hoàn thiện quá trình mọc răng, do đó rất dễ xảy ra tình trạng biếng ăn và không chịu ăn cơm. Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ, thậm chí là rối loạn tăng trưởng. Do đó, “bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao” là vấn đề cần được bậc cha mẹ tìm hiểu để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

1. Giai đoạn nào nên cho trẻ tập ăn cơm?

Thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ ăn cơm đó là khi trẻ dưới 2 tuổi và mọc được nhiều răng. Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể cho trẻ chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm nát, cơm dẻo trước. Một số cha mẹ thường lo sợ con không chịu ăn cơm nên kéo dài thời gian ăn hay xay nhuyễn thức ăn.

Mặc dù một số trẻ đã 2 tuổi vẫn ăn bột hoặc ăn cháo mà không chịu thay đổi lên hình thức ăn cơm giống như người lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn cháo quá lâu với hương vị hơi giống nhau sẽ khiến trẻ biếng ăn, chán ăn và dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn đồ đã được xay nhuyễn thường xuyên sẽ khiến cơ nhai của trẻ khó phát triển và ảnh hưởng đến việc hòa nhập với môi trường mầm non, dẫn tới tình trạng bé không chịu ăn cơm.

Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao
Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao là thắc mắc của nhiều phụ huynh

2. Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao?

Khi trẻ không ăn cơm chỉ uống sữa hay ăn bột hoặc cháo quá lâu sẽ rất dễ biếng ăn và có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn. Bên cạnh đó, nếu trẻ chỉ ăn các đồ ăn được băm nhuyễn thường xuyên thì cơ nhai sẽ kém phát triển, làm cho bé không hòa nhập được với môi trường và chế độ ăn tại trường mầm non, từ đó dẫn tới giảm cân và cơ thể suy yếu. Do vậy, tập cho trẻ ăn cơm là một giai đoạn khá vất vả với nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ.

Sau giai đoạn ăn bột và ăn cháo, trẻ sẽ phải chuyển sang giai đoạn ăn cơm giống như người lớn. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng chịu ăn cơm ngay từ đầu. Một số trẻ thậm chí còn bỏ bữa và thường xuyên nôn khi chuyển sang giai đoạn ăn cơm.

Vậy “bé không chịu ăn cơm phải làm sao”, theo đó khi tập và hướng dẫn cho trẻ ăn cơm bố mẹ có thể tạo không gian thành một trò chơi. Ví dụ như cha mẹ sẽ làm gương tự xúc đồ ăn và nhai cơm thật chậm rãi để con có thể bắt chước. Sau khi nhai xong, bố mẹ có thể miêu tả cho trẻ biết món ăn ngon như thế nào để tạo hứng thú cho trẻ. Trò chơi cần được diễn ra một cách tự nhiên và không nên quát mắng hay giục giã trẻ.

Không phải em bé nào cũng có thể hợp tác với cha mẹ ngay từ đầu, do đó cha mẹ cần phải thật sự kiên nhẫn. Mỗi hôm bố mẹ sẽ cho trẻ thử một ít và tăng dần số lượng theo thời gian. Đặc biệt khi cho trẻ ăn cơm cha mẹ nên tranh thủ vào những thời điểm trẻ đang thật đói để trẻ hào hứng hơn. Bên cạnh đó, việc chế biến đồ ăn cũng góp phần không nhỏ tới sự thèm ăn của trẻ. Nấu ăn không phù hợp với khẩu vị của con cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ không ăn cơm chỉ uống sữa. Vì vậy, khi cho trẻ tập ăn cơm các bậc phụ huynh hãy chế biến món ăn mà trẻ ưa thích, trang trí đồ ăn bắt mắt để kích thích vị giác của trẻ.

Tóm lại, “bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao” là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ, thậm chí là rối loạn tăng trưởng. Do đó, cha mẹ cần tập cho trẻ ăn cơm ở độ tuổi phù hợp và phải kiên nhẫn cũng như có phương pháp cụ thể.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

XEM THÊM:
  • Các công dụng của Neutri Fore trong điều trị bệnh
  • Công dụng và chỉ định của Vitaplex
  • Thận trọng khi cho trẻ uống nhiều thực phẩm chức năng

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan