Mục lục
Tuổi chập chững biết đi đã đến khi bé được 13 tháng tuổi. Điều này cũng đồng nghĩa với những rắc rối vào giờ ăn uống, thay tã, đi ngủ và cả thay đổi tâm trạng. Chính những yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ vào năm thứ 2 của cuộc đời. Vậy nên, cha mẹ cần biết bé 13 tháng cao bao nhiêu để theo dõi và chăm sóc cho trẻ.
1. Sự phát triển thể chất của bé 13 tháng tuổi
Khi trẻ 13 tháng tuổi, các kỹ năng vận động đã dần hoàn thiện, trẻ có khuynh hướng ngày càng di động hơn. Lúc này, trẻ tăng cân chậm lại nhưng tay chân của trẻ dài ra nhanh chóng khiến các ngấn da đáng yêu trên tay chân trẻ dần biến mất.
Trẻ 13 tháng cao bao nhiêu? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chiều cao trung bình khi đạt 13 tháng tuổi là 75cm (29,6 inch) đối với trẻ em gái và 77cm (30,3 inch) đối với trẻ em trai. Về cân nặng, chỉ số trung bình của trẻ 13 tháng tuổi là 10kg. Tất nhiên, mỗi đứa trẻ đều khác nhau và — cũng giống như thời thơ ấu — bản thân con số trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ không phải là con số quan trọng khi trẻ vẫn đang tăng cân và phát triển một cách lành mạnh, được phản ánh qua một đường cong dương tính trên biểu đồ cân nặng chiều cao.
Theo đó, nếu bé 13 tháng cao 75cm là phù hợp đối với trẻ em gái nhưng sẽ hơi thấp đối với trẻ em trai. Tuy nhiên, trẻ vẫn có cơ hội cao thêm nữa trong những tháng tiếp theo. Như vậy, việc theo dõi các chỉ số trên biểu đồ tăng trưởng là cần thiết, giúp cha mẹ phát hiện sớm việc con không phát triển khỏe mạnh để tham vấn bác sĩ nhi khoa. Nếu không có sẵn dụng cụ cân đo cho trẻ tại nhà, cân nặng và chiều cao của trẻ cũng sẽ được kiểm tra khi khám sức khỏe tại cột mốc 15 tháng tuổi.
2. Sự phát triển các kỹ năng của bé 13 tháng tuổi
Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà trẻ 13 tháng tuổi có thể đã đạt được hoặc có thể đang thực hiện:
Trẻ 13 tháng tuổi biết nói không? Có, nhưng nó có thể không giống như những từ thực sự. Trẻ có thể đang sử dụng cùng một âm bập bẹ - "ba" cho chai, "da" cho "dada" hoặc thậm chí "cak" cho áo khoác chẳng hạn — và điều đó được tính là đang nói. Một số trẻ 13 tháng tuổi vẫn đang sử dụng những câu nói vô nghĩa có âm điệu và nhịp điệu giống như cuộc trò chuyện thực nhưng không bao gồm bất kỳ từ thực tế nào. Đó cũng là điều bình thường.
Biết đi: Hầu hết trẻ 13 tháng tuổi mới biết đi có thể tự đứng lên và có thể đi vòng quanh phòng trong khi tay vịn vào các đồ nội thất bằng một vài bước loạng choạng. Một số cha mẹ sẽ lo lắng vì trẻ chưa biết đi thì cũng không nên lo lắng vì ngay cả một số trẻ hoàn toàn khỏe mạnh cũng không đi được cho đến khi chúng được 18 tháng tuổi.
3. Giấc ngủ của trẻ 13 tháng tuổi
Cha mẹ có thể nhận thấy rằng trẻ 13 tháng tuổi đã khá ổn định với thói quen ngủ hàng ngày - mặc dù những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như khi cảm cúm, mọc răng đôi khi có thể xảy ra ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trẻ từ một đến hai tuổi nên ngủ tổng cộng 11 đến 14 giờ trong 24 giờ mỗi ngày. Một số trẻ 13 tháng tuổi vẫn ngủ hai giấc mỗi ngày nhưng những đứa trẻ khác bắt đầu chuyển sang chỉ ngủ một giấc (thường là từ 18 tháng). Vì vậy, những giờ đó được chia ra như thế nào phụ thuộc vào lịch trình của trẻ cũng như thói quen sinh hoạt trong gia đình.
4. Chế độ ăn cho trẻ 13 tháng tuổi
Khi được 13 tháng, trẻ đang dần chuyển đổi khỏi thức ăn chuyên dành cho trẻ em, sữa mẹ và / hoặc sữa bột sang thức ăn tương tự dành cho người lớn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng trẻ vẫn đang học tất cả những điều mới này, vì vậy cha mẹ có thể chuyển đổi từ từ, vừa giúp trẻ làm quen nhưng vẫn đủ dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho trẻ.
Theo đó, chế độ dinh dưỡng của hầu hết trẻ mới biết đi là cần cung cấp nhu cầu khoảng 1.000 calo mỗi ngày - bao gồm cả việc ăn thức ăn dặm hoặc uống sữa - hoặc được tính khoảng 40 calo cho mỗi inch chiều cao của trẻ. Tuy vậy, việc cố gắng đong đếm chính xác lượng calo của trẻ là không thực tế. Trẻ có thể thích chơi đùa, vận động, chán ăn nên cha mẹ hay người chăm sóc hoàn toàn khó có thể mong đợi một đứa trẻ 13 tháng tuổi có thể ăn những khẩu phần có kích thước giống nhau từ bữa này sang bữa khác - hoặc cùng một lượng thức ăn từ ngày này sang ngày khác. Thật vậy, đừng mong đợi trẻ chạm vào thức ăn khi trẻ đã ăn ngấu nghiến trong ngày hôm qua.
Trong thực tế, để chuẩn bị một khẩu phần ăn cho trẻ 13 tháng tuổi là khoảng bằng 1/4 khẩu phần ăn người lớn với ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Sau đó, cha mẹ nên cho phép trẻ có thể ăn dặm tự chỉ huy bằng cách chọn lượng ăn thêm tùy theo sự thèm ăn của mình như sữa, sữa chua, kem, bánh quy, ngũ cốc hay trái cây.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý rằng trẻ mới biết đi có xu hướng nhận được quá ít canxi, sắt và chất xơ. Vì vậy, ngoài các sản phẩm từ sữa, trẻ nên nhận được canxi từ các loại thực phẩm như rau lá xanh, bông cải xanh và đậu phụ hay thịt bò nạc xay. Để có chất xơ, trẻ có thể cho ăn bánh ngũ cốc nguyên hạt, chuối và mì ống nguyên cám.
Mặt khác, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Và trẻ 13 tháng tuổi nên uống bao nhiêu sữa phụ thuộc vào lượng canxi khác trong chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, hầu hết trẻ 13 tháng tuổi nên uống sữa tươi, sữa nguyên kem, vì trẻ trên một tuổi cần chất béo để phát triển trí não. Chỉ khi sang hai tuổi, cha mẹ nên chuyển cho trẻ sang sữa tách béo hay 1 phần trăm béo. Vì các bác sĩ khuyên trẻ từ một đến ba tuổi nên bổ sung 700 mg canxi mỗi ngày, nếu trẻ không nhận được canxi từ bất kỳ nguồn nào khác, trẻ sẽ cần khoảng ba cốc sữa mỗi ngày. Trong trường hợp trẻ nhận được canxi từ các nguồn khác, cha mẹ có thể điều chỉnh lượng sữa của trẻ cho phù hợp.
Tóm lại, sự phát triển của trẻ 13 tháng có khuynh hướng đang chậm lại và đang trở nên độc lập hơn. Tuy trẻ từ chối ăn thường xuyên hơn trước đây và cha mẹ không thể cũng như thực sự không nên ép trẻ ăn khi biết được trẻ 13 tháng cao bao nhiêu và nặng bao nhiêu là phù hợp. Thay vào đó, nên tiếp tục kiên nhẫn cung cấp đa dạng thực phẩm lành mạnh, tự nhiên chưa qua chế biến, vừa đối phó với chứng kén ăn lúc 13 tháng tuổi vừa đảm bảo nguồn dưỡng chất cho sự tăng trưởng của trẻ tại thời điểm này.
Ngoài ra, trẻ 13 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Bé 9 tháng nặng 7,5 kg có phải là suy dinh dưỡng?
- Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 4 tuổi biếng ăn?
- Bật mí cách tăng cường miễn dịch của trẻ cho bố mẹ bận rộn