Mục lục
Trẻ 10 tháng tuổi thường có một bước ngoặt lớn khi chúng đạt được tiến bộ trên các cột mốc phát triển mới như tập đứng, xếp đồ và tự xúc ăn cơm. Trong đó, chiều cao của trẻ cũng có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn những năm đầu đời. Vậy trẻ 10 tháng cao bao nhiêu cm?
1. Trẻ 10 tháng cao bao nhiêu?
Hầu hết các bé sơ sinh đều tuân theo một mức độ phát triển có thể dự đoán được trong năm đầu tiên của chúng. Mọi người có thể theo dõi chiều cao của con mình bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng trung bình. Trung bình, trẻ sơ sinh tăng từ 1,5 đến 2,5 cm mỗi tháng từ khi sơ sinh đến khi 6 tháng tuổi. Từ 6 đến 12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh phát triển trung bình 1 cm mỗi tháng.
Bé 10 tháng cao bao nhiêu? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh dựa trên mức tăng trưởng tiêu chuẩn trẻ ở sáu quốc giai, trong môi trường tăng trưởng tối ưu thì đến khi 10 tháng tuổi, hầu hết các bé gái cao khoảng 71,5 cm và các bé trai cao khoảng 73 cm. Tuy nhiên, những con số này chỉ là mức trung bình, trẻ em có thể khỏe mạnh với nhiều chiều cao khác nhau. Bất kể đứa trẻ mới sinh bao lâu, chúng đều có khả năng phát triển với tốc độ tương tự như những đứa trẻ khác.
Sự tăng trưởng về chiều cao năm đầu tiên hầu như luôn dựa trên chiều cao lúc mới sinh, trừ khi em bé có vấn đề nghiêm trọng về tăng cân kém khiến trẻ khó phát triển. Điều này có nghĩa là em bé có thể gặp những khó khăn với việc tăng cân trong năm đầu đời trước khi nó ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ như:
- Di truyền: di truyền đóng một vai trò quan trọng tới chiều cao của trẻ và con cái có thể có chiều cao tương đương với cha mẹ.
- Dinh dưỡng: là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Một số trẻ có thể đã phải cai sữa mẹ và chuyển sang ăn dặm, do vậy trẻ dễ mắc phải tình trạng ăn uống không đủ chất có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và làm trẻ bị thấp còi, chậm lớn.
- Sức khỏe: một số trẻ có thể mắc một số tình trạng di truyền như hội chứng down, thiếu hormone tăng trưởng, suy giáp, hội chứng turner,... ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển chiều cao của bé. Ngoài ra, khi trẻ 10 tháng tuổi chúng sẽ là một chú ong nhỏ bận rộn khám phá thế giới xung quanh. Do đó, trẻ sẽ hoạt động nhiều hơn, cùng với đó trẻ sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi trong quá trình mọc răng. Những chiếc răng đầu tiên của em bé sẽ bắt đầu mọc vào khoảng 6 tháng tuổi và tiếp tục mọc lên đến gần 3 tuổi. Đến 10 tháng tuổi, các răng cửa giữa và răng cửa bên có thể bắt đầu mọc ở nướu trên và dưới. Khi mọc răng cảm giác khó chịu thường đến vài ngày hoặc thậm chí một tuần trước khi răng thực sự nhú lên. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
- Giấc ngủ: khi được 10 tháng tuổi, một số trẻ có thể bắt đầu bỏ giấc ngủ ngắn buổi sáng và thay vào đó chỉ ngủ một giấc ngủ dài vào buổi chiều. Trong giai đoạn điều chỉnh này, trẻ có thể sẽ mệt mỏi và cáu kỉnh hơn bình thường một chút điều này cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Tóm lại, chiều cao trung bình của trẻ mỗi tháng là một phép đo quan trọng. Trong giai đoạn 10 tháng tuổi hầu hết các bé gái cao khoảng 71,5 cm và các bé trai cao khoảng 73 cm. Tuy nhiên, những con số này chỉ là mức trung bình và không phản ánh quá nhiều đến sự phát triển của trẻ, bởi vì trong giai đoạn này trẻ cũng có những thay đổi khác trong cơ thể và sinh hoạt như mọc răng, thay đổi giấc ngủ,... Những điều này có thể làm gián đoạn quá trình phát triển chiều cao của trẻ, do vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Trường hợp trẻ chậm phát triển trong một thời gian dài, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa, họ có thể xác định xem con bạn có đang phát triển như mong đợi hay không và có chiều dài và cân nặng phù hợp với lứa tuổi của chúng hay không.
Ngoài ra, trẻ 10 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Trẻ 10 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc
- Bé 10 tháng không trườn bò tự ngồi được có phải chậm đi?
- Các dấu mốc vận động quan trọng của trẻ