17-01-2024 12:05

Bé 1 tuổi không tăng cân, phải làm sao?

Bé 1 tuổi không tăng cân, phải làm sao?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bao gồm cả cân nặng. Tình trạng bé 1 tuổi không tăng cân có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng. Do đó cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để cách khắc phục sớm.

1. Nguyên nhân bé 1 tuổi không tăng cân

Các ông bố bà mẹ rất chăm con nhưng trẻ vẫn bị chê còi, gầy, đặc biệt những trẻ 1 tuổi ăn được mà không tăng cân. Điều này khiến cha mẹ rất áp lực và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ép trẻ ăn nhiều hơn, tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ.

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi không tăng cân có thể do tình trạng hấp thu ở trẻ kém, các chất dinh dưỡng không được tiếp nhận trong quá trình tiêu hoá dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, còi cọc, chậm tăng cân.

Kém hấp thu chất dinh dưỡng thường xảy ra ở những trẻ:

  • Có triệu chứng của rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản...
  • Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất cân bằng
  • Trẻ đang điều trị các bệnh về đường ruột khác
  • Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm bài tiết men tiêu hoá thức ăn.

Khi tình trạng kém hấp thu kéo dài, trẻ có thể bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, dẫn tới việc trẻ chậm tăng cân cũng như chiều cao, còi xương, suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não.

Ngoài ra, trẻ có thể bị hệ lụy bởi suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, tăng nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm khuẩn... những tình trạng này càng làm cho trẻ chậm phát triển và một vòng luẩn quẩn về bệnh tật không thoát ra được.

Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia, sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn khác nhau. Với trẻ 1 tuổi thì cân nặng có thể gấp 3 lần so với cân nặng lúc sinh, khoảng từ 9 đến 10 kg. Chiều cao cũng tăng khoảng 1.5 lần so với lúc sinh, khoảng 75cm. Để theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ, cha mẹ phải thường xuyên cân đo và sử dụng biểu đồ tăng trưởng nhằm xác định được sự phát triển của trẻ, từ đó có phương án cải thiện kịp thời.

Khi cha mẹ phát hiện bé 1 tuổi không tăng cân cùng với một số triệu chứng đi kèm như suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao, thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, sụt cân, mệt mỏi, kém linh hoạt thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Ngoài các dấu hiệu trên, trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng của thiếu vi chất dinh dưỡng, như niêm mạc nhợt, da xanh xao (thiếu máu do thiếu sắt), phù do thiếu vitamin B1, đau cơ hoặc bị chuột rút vì thiếu canxi... Vì vậy, trẻ cần được phát hiện sớm để có thể khắc phục tình trạng kịp thời.

bé 1 tuổi không tăng cân
Nguyên nhân bé 1 tuổi không tăng cân có thể do tình trạng hấp thu kém

2. Giải pháp cải thiện tình trạng không tăng cân ở trẻ 1 tuổi

2.1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối

Dinh dưỡng được xem như yếu tố quyết định tới cân nặng cũng như sự phát triển của trẻ. Cha mẹ muốn trẻ tăng cân tốt thì cần phải có một chế độ ăn cho trẻ chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp carbohydrate hay chất bột đường: Bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai, củ mì... giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho cơ thể trẻ
  • Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp chất béo: Bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai... giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể trẻ có làn da căng mịn và tốt, đồng thời giúp hấp thu vitamin tan trong dầu tốt và phát triển tế bào não và hệ thần kinh
  • Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp protein cần thiết cho cơ thể: Bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, ếch... nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường.
  • Nhóm thực phẩm chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất khoáng: Bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau xanh, quả chín... giúp cung cấp vitamin và chất khoáng nhằm điều hoà các chức năng của cơ quan hoạt động của cơ thể trẻ đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón.

Thực đơn hàng ngày của bé nên được chế biến đa dạng, luân phiên để giúp trẻ hào hứng với bữa ăn.

2.2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm

Trong trường hợp bé 1 tuổi không tăng cân, cha mẹ nên bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hoá cơ bản của cơ thể. Bổ sung vi chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp đầy đủ hàm lượng nhu cầu khuyến nghị cho trẻ, giúp trẻ phát triển, tiêu hoá tốt, hỗ trợ tăng chiều cao, trí não, hạn chế được các tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương,...

2.3. Bổ sung chất béo vào bữa ăn hàng ngày của trẻ

Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho trẻ, hoà tan một số loại vi chất dinh dưỡng để hấp thu vào cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, chất béo còn chứa nhiều thành phần có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ, như acid béo omega 3....

2.4. Không ép trẻ ăn khi bé 1 tuổi không tăng cân

Cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ và đặc biệt tuân thủ nguyên tắc không được ép trẻ khi ăn. Nhiều cha mẹ cho rằng cố gắng ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn mới giúp trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi cha mẹ ép trẻ ăn sẽ gây ra phản tác dụng, làm cho trẻ sợ hãi mỗi khi bắt đầu bữa ăn và thậm chí trẻ có thể bất hợp tác khi ăn.

Cha mẹ có thể tăng 5 đến 6 bữa nhỏ một ngày thay vì 3 bữa. Như vậy sẽ giúp trẻ ăn ngon và cảm thấy thoải mái hơn trong bữa ăn.

bé 1 tuổi không tăng cân
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho bé 1 tuổi không tăng cân

2.5. Cho trẻ vận động phù hợp

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vận động và luyện tập thường xuyên. Hoạt động thể chất không chỉ giúp cơ thể trẻ đốt cháy lượng calo, thải độc tố ra khỏi cơ thể, mà còn giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn, kích thích tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon.

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ luyện tập các bài thể dục kết hợp các trò chơi, điều này vừa giúp trẻ sáng tạo, tư duy phát triển trí não và kích thích tinh thần.

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và vận động thích hợp, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

XEM THÊM:
  • Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt Thiamine (vitamin B1)
  • Công dụng thuốc 3B Agi Neurin
  • Thuốc Hirmen có tác dụng gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan