Mục lục
- 1. 1. Tình trạng trẻ em sức đề kháng yếu
- 2. 2. Những cách giúp tăng sức đề kháng ở trẻ
- 2.1. 2.1. Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên
- 2.2. 2.2. Quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của bé
- 2.3. 2.3. Bổ sung rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé
- 2.4. 2.4. Nuôi bé bằng sữa mẹ sẽ giúp bé nâng cao sức khỏe
- 2.5. 2.5. Giúp bé tránh khỏi vi khuẩn gây hại sức khỏe
- 2.6. 2.6. Không lạm dụng quá nhiều kháng sinh
- 2.7. 2.7. Loại bỏ khói thuốc lá trong môi trường sống của bé
- 3. Đánh giá
Để nuôi dưỡng trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ không những phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, mà còn nhiều vấn đề khác cần lưu ý. Một trong những điều được nhiều phụ huynh quan tâm hiện nay là làm sao để khắc phục tình trạng sức đề kháng yếu ở trẻ nhỏ.
1. Tình trạng trẻ em sức đề kháng yếu
Sức đề kháng chính là “chiếc khiên” phòng vệ tuyệt vời của cơ thể người nhằm chống lại những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ em có sức đề kháng yếu thường là do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn kém hơn so với người trưởng thành. Đây cũng là lý do trẻ thường xuyên gặp các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp, ốm vặt,...
Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày mà không can thiệp sẽ dễ khiến trẻ xuất hiện dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Chính vì thế, việc giúp trẻ em sức đề kháng yếu khôi phục lại thể trạng một cách bình thường không chỉ vô cùng cần thiết mà còn bước đệm cho quá trình tăng trưởng vững chắc sau này của con.
Xem ngay: Cách tăng hệ miễn dịch cho trẻ
2. Những cách giúp tăng sức đề kháng ở trẻ
Như đã đề cập, tăng cường sức khỏe là rất cần thiết cho những trẻ có sức đề kháng yếu trong giai đoạn phát triển đầu đời. Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá chú tâm vào việc cho trẻ uống thuốc gì tăng sức đề kháng cho trẻ, thay vào đó là nên cân bằng hợp lý chế độ dinh dưỡng của con hằng ngày, giúp bé tạo những thói quen tích cực cho bản thân và tránh đi những tác nhân có hại cho sức khỏe.
Sau đây là những lời khuyên để giúp trẻ em sức đề kháng yếu trở nên mạnh khỏe hơn mà các mẹ có thể tham khảo:
2.1. Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên
Các mẹ nên khuyến khích con ra ngoài vận động nhiều hơn thay vì cứ ngồi nhà chăm chú vào màn hình tivi hoặc máy tính. Việc tạo thói quen hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch của bản thân. Để bé có động lực vận động, cha mẹ nên là người chơi chung cùng bé những môn thể thao hay trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Đối với các bé lớn, ba mẹ có thể để bé thử chơi đá bóng, đạp xe đạp, bơi lội,...
2.2. Quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của bé
Việc ngủ đủ giấc và đúng giờ đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận là cần thiết để nâng cao sức khỏe cho trẻ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tránh được sự tấn công của vi khuẩn do các tế bào xung kích tự nhiên luôn được đảm bảo không bị giảm đi. Đây được xem là vũ khí hiệu quả của hệ miễn dịch, dùng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Khi thiết lập lịch trình ngủ cho trẻ, bố mẹ cần quan tâm đến độ tuổi của con. Cụ thể, trẻ sơ sinh cần được ngủ đủ 18 giờ/ ngày, trẻ đang trong giai đoạn tập đi thì cần 12 -13 giờ ngủ/ ngày và trẻ đã vào mẫu giáo thì 1 ngày nên ngủ khoảng 10 giờ đồng hồ.
2.3. Bổ sung rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh chất dinh dưỡng có trong rau xanh và trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều interferon và các tế bào bạch cầu. Đây là những kháng thể giúp bao phủ bề mặt tế bào và ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc bổ sung rau củ quả và trái cây cho trẻ thường xuyên sẽ giúp tăng cơ hội ngăn ngừa ung thư khi trẻ lớn lên. Vì vậy, các mẹ cần nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm xanh tươi và tự nhiên vào thực đơn hằng ngày của con.
Xem ngay: Cách nào cải thiện hệ miễn dịch?
2.4. Nuôi bé bằng sữa mẹ sẽ giúp bé nâng cao sức khỏe
Việc cung cấp sữa mẹ trong những năm đầu đời không chỉ giúp trẻ nâng cao sức mạnh hệ miễn dịch, mà còn tránh được các bệnh như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm phổi, dị ứng, nhiễm trùng tiết niệu và hội chứng đột tử nguy hiểm ở trẻ em. Viện Hàn lâm Nhi ở Hoa Kỳ (AAP) cũng đã khẳng định sự cần thiết của sữa mẹ và khuyến cáo các mẹ nên cố gắng cho con bú sữa của mình trong 1 năm đầu sau khi sinh. Trường hợp không đủ sữa thì cũng nên cố gắng cung cấp sữa mẹ khoảng 2 - 3 tháng đầu để hệ miễn dịch của bé được tăng cường.
2.5. Giúp bé tránh khỏi vi khuẩn gây hại sức khỏe
Không gian xung quanh bé luôn chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Việc bé tiếp xúc với các vật dụng sau khi chơi và mút tay sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể trẻ. Mẹ nên giúp con từ bỏ thói quen mút tay ở trẻ, đồng thời dạy con rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi ăn, khi chơi, hắt hơi hoặc ho,... Bên cạnh đó, nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn dành riêng cho bé để giúp nâng cao sức đề kháng ở da.
2.6. Không lạm dụng quá nhiều kháng sinh
Khi trẻ bị bệnh, phụ huynh thường có suy nghĩ phải cho con uống thuốc gì tăng sức đề kháng cho trẻ ngay. Nhưng thật ra việc dùng kháng sinh chỉ có tác dụng với đối với vi khuẩn, còn trẻ bị bệnh cũng có thể là do virus xâm nhập. Việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh sẽ gây rối loạn đường ruột, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,... làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của trẻ. Chính vì thế, khi con bị bệnh bố mẹ cần hạn chế tự ý cho trẻ uống thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra cách tối điều trị tối ưu.
2.7. Loại bỏ khói thuốc lá trong môi trường sống của bé
Tác hại của khói thuốc lá hầu như ai cũng đã biết. Khói từ thuốc lá không chỉ chứa hơn 4000 độc tố có khả năng tiêu diệt các tế bào trong cơ thể, mà còn gây ra nhiều biến chứng có nguy cơ tử vong cao. Hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn phát triển còn rất yếu, nên tác động từ thuốc lá lại càng lớn. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có nguy cơ bị đột tử cao, ảnh hưởng đến phổi và răng, nhiễm trùng, viêm phế quản và hen suyễn. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với khói thuốc lá còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và và thần kinh ở trẻ nhỏ. Vị vậy, để trẻ phát triển toàn diện và luôn khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần hạn chế để con tiếp xúc với thuốc lá dù trực tiếp hay gián tiếp.
Để giúp trẻ em có sức đề kháng yếu trở nên mạnh khỏe thật ra cũng khá đơn giản. Phụ huynh chỉ cần cố gắng quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, xây dựng cho con những thói quen lành mạnh cũng như tránh xa những tác nhân có hại cho sức khỏe là đã có thể giúp trẻ sở hữu hệ miễn dịch tốt và sức đề kháng vượt trội. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý thực hiện tiêm chủng đầy đủ vắc xin và bổ sung cho con các vi chất dinh dưỡng như Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Hướng dẫn đầy đủ về ăn dặm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
- Trẻ 16 tháng tuổi đi tiểu ít vào ban đêm có sao không?
- Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em hậu COVID