17-01-2024 13:10

Bản năng làm mẹ: Liệu có thực sự tồn tại?

Bản năng làm mẹ: Liệu có thực sự tồn tại?

Những người sắp trở thành cha mẹ, những bậc cha mẹ có kinh nghiệm và cả những người đang nghĩ đến việc có con đều bị chi phối với ý nghĩ rằng bản năng làm mẹ là thứ mà tất cả phụ nữ đều sở hữu. Vậy, bản năng làm mẹ là gì, và tại sao khái niệm này lại tồn tại lâu đến vậy?

1. Bản năng làm mẹ là gì?

Nói về vấn đề này Tiến sĩ Catherine Monk, nhà tâm lý học kiêm giáo sư tâm lý học y tế tại khoa tâm thần và sản phụ khoa tại Columbia cho biết: “Từ bản năng dùng để chỉ một cái gì đó bẩm sinh - liên quan đến phản ứng hành vi cố định trong những bối cảnh của các kích thích nhất định.

Dựa trên định nghĩa đó, Monk nói rằng ý tưởng về bản năng làm mẹ ngụ ý rằng có một kiến ​​thức bẩm sinh và tập hợp các hành vi chăm sóc là một phần tự động của việc trở thành một người mẹ.

Nhưng trên thực tế, ý tưởng về bản năng làm mẹ có thể đã được phóng đại lên trên mức thực tế. Lịch sử đã cho chúng ta tin rằng bản năng làm mẹ chính là động lực thúc đẩy chúng ta muốn có con và sau đó biết chính xác những gì phải làm khi có em bé.

Tuy nhiên, Monk gợi ý rằng một người mẹ hoặc bất kỳ ai đang nuôi dạy trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, thì việc học hỏi trong công việc, thông qua sự hướng dẫn, những tấm gương tốt và quan sát những gì hiệu quả và không phù hợp với từng đứa trẻ là điều quan trọng nhất.

Việc “học trong công việc” này xảy ra ngay từ khi một đứa trẻ được sinh ra. Đây là thời điểm mà nhiều người cho rằng bản năng làm mẹ sẽ xuất hiện và dẫn đến cảm giác yêu mẹ ngay lập tức.

Nhưng thay vào đó, theo một nghiên cứu năm 2018, những cảm giác âu yếm này phát triển vài ngày sau khi sinh, với một số phụ nữ thậm chí phải mất tới vài tháng để cảm nhận chúng.

Khi những cảm giác âu yếm này không xảy ra ngay lập tức hoặc mất nhiều thời gian để phát triển, nhiều bà mẹ có cảm giác thất bại. Bạn có thể cảm thấy đây là dấu hiệu bạn không có bản năng làm mẹ. Trên thực tế, họ chỉ là đang cần sự hỗ trợ và giúp đỡ để có thể phát triển những kỹ năng nuôi dạy trẻ nhỏ một cách thực tế hơn.

2. Bản năng làm mẹ có phải là chuyện hoang đường?

Theo tiến sĩ Monk thì ý tưởng về bản năng làm mẹ phần lớn là một huyền thoại. Cô nói, ngoại lệ là một người, bất kể giới tính hay khuynh hướng tình dục của họ, có thể đạt được sớm và duy trì trong suốt quá trình phát triển một ý thức nhạy bén về đứa con của họ. Nhưng khả năng này vẫn khác với bản năng của người mẹ.

Ví dụ, một người cha, người mẹ có thể nhanh chóng nói ra ý nghĩa cụ thể đằng sau tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh. Họ cũng có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi hành vi báo hiệu những thay đổi ở trẻ mới biết đi. Điều này kéo dài đến khi đứa trẻ lớn hơn, khi cha mẹ có thể cảm thấy khó khăn khi phải ở trong phòng của trẻ vị thành niên khi nó quá yên tĩnh.

Tiến sĩ Monk nói rằng: “'Bản năng làm mẹ hay giác quan thứ sáu của một người phụ nữ đối với một đứa trẻ và những gì chúng cần đến từ sự gần gũi mãnh liệt và tình yêu thương sâu sắc, họ dành hàng giờ và suy nghĩ về đứa trẻ. Nó liên quan đến việc nhìn thấy các dấu hiệu vì mối liên hệ mà người mẹ đã xây dựng với đứa trẻ, chứ không phải là sự hiểu biết bản năng về tình mẫu tử. Và nó không giới hạn đối với các bà mẹ.

Tiến sĩ tâm lý trị liệu Dana Dorfman đồng ý rằng có nhiều khía cạnh của bản năng làm mẹ là một huyền thoại. Tiến sĩ Dorfman nói: “Trực giác hoặc ý thức bẩm sinh của người mẹ về nhu cầu của em bé có thể là do kinh nghiệm, tính khí và phong cách khi gắn bó của chúng”.

Nhiều khía cạnh của việc chăm sóc một đứa trẻ được học hỏi thông qua quan sát hoặc kinh nghiệm “trong công việc”. Dorfman chỉ ra: “Cho con bú, thay tã và cho trẻ ăn không nhất thiết là những khả năng bẩm sinh về mặt sinh học của một người phụ nữ”.

Dorfman nói rằng khi cha mẹ kết nối và gắn bó với con của họ, họ sẽ học được các kỹ năng làm cha mẹ thông qua thực hành và rút kinh nghiệm. Mặc dù một số quá trình này có thể là "vô thức", nhưng nó không nhất thiết có nghĩa là nó là bản năng.

bản năng của người mẹ
Bản năng của người mẹ gắn liền với quá trình chăm sóc và phát triển của trẻ

Tiến sĩ Dorfman nói: “Khi bạn trở thành cha mẹ, thì về mặt sinh học hay cách khác, hóa học trong não của bạn sẽ thay đổi. Điều này không chỉ xảy ra với người sinh con”. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng những người cha và cha mẹ nuôi cũng trải qua mức độ tăng cao của oxytocin, serotonindopamine trong quá trình chuyển sang giai đoạn làm cha mẹ. Sự thay đổi này trong những người cha mẹ đẻ và trong cha mẹ nuôi đến từ các hoạt động gắn kết giữa người chăm sóc và em bé.

Một nghiên cứu khác nhận thấy rằng nam giới và phụ nữ đều có kỹ năng như nhau trong việc xác định tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Điều này ủng hộ ý kiến ​​cho rằng bản năng làm mẹ là một huyền thoại.

Các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu này đã xác định rằng lượng thời gian cha mẹ dành cho con của họ có tương quan trực tiếp với việc có thể xác định được tiếng khóc của trẻ có nghĩa là gì chứ không phải do giới tính của cha mẹ.

3. Sự khác biệt giữa bản năng và động lực là gì?

Để xem thuật ngữ bản năng làm mẹ bắt nguồn từ đâu, trước tiên chúng ta phải hiểu sự khác biệt giữa bản năng và động lực, bởi vì chúng chắc chắn không giống nhau.

Tiến sĩ Gabriela Martorell là một giáo sư tâm lý học từ Đại học Virginia Wesleyan cho biết: “Trong tâm lý học, động cơ sinh lý là một trạng thái động lực xuất phát từ nhu cầu sinh lý, và nhu cầu làm cơ sở cho động lực đó” .

Mặt khác, theo Martorell bản năng là một phản ứng bẩm sinh hoặc không có chủ đích đối với một tín hiệu. Bản năng được tìm thấy ở tất cả các thành viên của một loài và là sản phẩm của áp lực tiến hóa định hình hành vi theo thời gian. Nói cách khác, động cơ thúc đẩy bản năng là những hành vi.

Martorell nói rằng phần lớn con người không có bản năng giống như hầu hết các loài động vật khác. Đó là bởi vì hầu hết các bản năng đều cứng nhắc, không thay đổi và bị kích thích bởi một kích thích đơn giản, còn con người thì linh hoạt và dễ thích nghi.

Tiến sĩ Martorell nói rằng: “Chúng ta có thể bị đói, nhưng thay vì có một hành vi cố định như các loài động vật, chúng ta có thể chọn cách mở tủ lạnh hoặc đi bộ đến một quán cà phê gần đó hoặc đi đến cửa hàng tạp hóa để mua đồ ăn”. Mặc dù hầu hết các hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự tiến hóa, nhưng chúng đều có thể học được và có thể thay đổi.

Theo tiến sĩ Martorell, đối với việc làm mẹ, các quá trình hình thành hành vi của chúng ta trong lĩnh vực này là lâu đời và sâu sắc, nhưng sẽ là không chính xác nếu gọi hầu hết chúng là bản năng.

Ngoài ra, cô cũng giải thích rằng nhiều hành động có thể được mô tả tốt hơn là hành vi nuôi dạy con cái hơn là hành vi làm mẹ, vì cả cha và mẹ đều đã được chuẩn bị về mặt sinh học để bước vào mối quan hệ gắn bó với con cái.

Từ quan điểm tiến hóa, Dorfman giải thích rằng con người có hệ thống cơ quan sinh sản với nhiều thay đổi diễn ra để sinh con. Cô nói: “Cơ thể người phụ nữ đã trải qua nhiều thay đổi nội tiết tố khi mang thai, và việc giải phóng hormone như vậy sẽ tác động đến hành vi, nhận thức và cảm xúc. Sự thay đổi của các hormone estrogen và giải phóng oxytocin (“hormone tình yêu”) khuyến khích sự liên kết, gắn bó và hấp dẫn.

Bản năng làm mẹ
Bản năng làm mẹ liên quan đến những hành vi và cảm xúc

Tuy nhiên, Dorfman chỉ ra, động lực trở thành mẹ không phải lúc nào cũng bẩm sinh, và nhiều phụ nữ khỏe mạnh không trải qua “động lực làm mẹ”. Hơn nữa, tiến sĩ Monk giải thích rằng nhiều người chọn không sinh con trong khi vẫn thể hiện bản năng làm mẹ thần thoại theo những cách khác nhau, chẳng hạn như trở thành một huấn luyện viên bóng đá tận tụy với trẻ em ở tuổi đi học hoặc một giáo viên hào phóng và chu đáo.

Đó là lý do tại sao cô ấy tin rằng chúng ta cần thay đổi quan điểm của mình và chuyển từ “bản năng làm mẹ” thành “bản năng chăm sóc”, và từ đó xem hành vi này là bình thường. Bản năng chăm sóc trẻ không giới hạn chỉ dành cho các bà mẹ hoặc thậm chí chỉ các bậc cha mẹ mới có nó.

4. Thay đổi suy nghĩ phụ nữ luôn có bản năng làm mẹ

Ý tưởng rằng phụ nữ nên muốn có con và biết cách chăm sóc chúng theo bản năng tạo ra rất nhiều áp lực cho cả xã hội và áp đặt cho bản thân. Nó cũng làm giảm khả năng gắn kết của một người cha hoặc nhân vật phụ huynh khác với những đứa trẻ. Cả cha và mẹ đều có khả năng như nhau trong các hành vi nuôi dạy con cái.

Những kỳ vọng được đặt ra như vậy gây áp lực lên mọi người, mà theo tiến sĩ Monk thì nó có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm sau sinh. Ví dụ, một số phụ nữ (và thậm chí cả nam giới) thấy thời kỳ sơ sinh ít thú vị hơn họ tưởng tượng và có thể cảm thấy xấu hổ về cảm giác này. Những cảm xúc này có thể góp phần vào việc tự trách bản thân và dẫn tới trầm cảm.

Theo tiến sĩ Monk, để loại bỏ áp lực từ suy nghĩ phụ nữ luôn có bản năng làm mẹ, điều quan trọng đối với các bà mẹ và những người sắp làm mẹ phải nhớ rằng việc nuôi dạy trẻ nhỏ hoàn toàn là một hành vi học được với những ảnh hưởng đáng kể từ quá khứ và rất nhiều cơ hội để đạt được những ảnh hưởng và đào tạo mới trong hiện tại. Không có cách nào để tự nhiên một người có thể trở thành một người mẹ tốt”.

Những gì chúng ta nghĩ về bản năng làm mẹ chỉ là một huyền thoại, và việc duy trì ý tưởng rằng nó là có thật đang khiến việc nuôi dạy con cái trở thành áp lực đối với người mẹ. Vì vậy, bạn hãy buông bỏ những kỳ vọng không thực tế đó. Nuôi dạy con cái là một thử thách mà bạn học được khi bạn tiếp tục với công việc đó.

XEM THÊM:
  • Profertil - Thuốc kích thích nang trứng phát triển
  • 5 nguyên nhân gây đau ở buồng trứng, chẩn đoán, điều trị
  • Thuốc và các thực phẩm giúp giảm bốc hỏa tuổi mãn kinh

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan