Mục lục
Khám phá bản thân là một quá trình nhận thức về những điểm mạnh, điểm yếu và giá trị của chính mình để phát huy năng lực trong công việc cũng như cuộc sống. Mỗi người sẽ có một hướng và hành trình riêng để hiểu bản thân hơn.
1. Khám phá bản thân là gì?
Khám phá bản thân là một quá trình nhận thức về bản thân, tìm ra điều thực sự mong muốn và những tiềm năng tiềm ẩn bên trong bản thân mình.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành trình khám phá bản thân
Có một số yếu tố nhất định ảnh hưởng đến hành trình khám phá bản thân, đó là:
- Trong quá trình hình thành cá tính riêng: Cá tính riêng của mỗi người được hình thành từ thời thơ ấu. Khi chúng ta được khuyến khích thể hiện cá tính của mình mà không xấu hổ hay mặc cảm, chúng ta có thể phát triển một ý thức mạnh mẽ về bản thân.
- Sự gắn bó với người trong gia đình và xã hội: Mối quan hệ với thân trong gia đình và xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình khám phá bản thân. Khi không được nhận tình yêu thương của những người xung quanh, chúng ta có xu hướng điều chỉnh hành vi để nhận được sự chấp thuận. Kết quả là chúng ta thay đổi bản thân để phù hợp với mong đợi của người khác nhằm mối quan hệ.
- Mong muốn hoà nhập với cộng đồng: Thay vì giữ vững ý thức về bản thân, chúng ta bắt đầu thay đổi bản thân mình để phù hợp hơn với nhiều nhóm. Vì vậy, chúng ta có thể đảm nhận một tính cách nhất định tại nơi làm việc, một tính cách khác khi ở bên gia đình và vẫn là một tính cách khác khi bạn dành thời gian cho bạn bè. Việc chuyển đổi giữa những “bản thân” khác nhau này có thể khiến việc khám phá bản chất thật trở nên khó khăn và tạo ra căng thẳng cho chính bạn.
3. Bạn hiểu rõ bản thân mình như thế nào ?
Để đánh giá mức độ hiểu bản thân, bạn có thể thực hiện như sau:
- Đặt câu hỏi cho bản thân: Hãy bắt đầu với một vài câu hỏi như “tôi muốn gì từ cuộc sống”, “tôi thấy mình ở đâu trong 5 năm nữa”, “tôi hối hận điều gì” và “điều gì khiến tôi tự hào về bản thân”... Bạn không cảm thấy cần phải đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Việc tự khám phá cần có thời gian và hữu ích nhất là bạn nên xem xét cẩn thận các câu trả lời.
- Khám phá niềm đam mê: Niềm đam mê giúp mang lại mục đích và làm cho cuộc sống trở nên phong phú ý nghĩa hơn. Sống hết mình với đam mê có thể liên quan đến việc xác định công việc bạn đang làm có thực sự mong muốn hay không.
- Đánh giá các kỹ năng: Hầu hết mọi người đều có sở trường riêng như làm bánh, trang trí nhà cửa, nấu ăn hoặc bất kỳ kỹ năng nào khác.
- Đánh giá về tính cách: Bạn có thể tự đánh giá về sự trung thực, lòng trung thành, lòng can đảm, sự thông minh. Làm rõ những giá trị này có thể giúp bạn hiểu bạn thân mình hơn.
4. Làm thế nào để khám phá bản thân?
Các kỹ năng khám phá bản thân bao gồm:
- Định hình giá trị của bạn: Hệ thống niềm tin có thể giúp bạn nhận ra điều gì quan trọng nhất. Nếu coi trọng sự trung thực, có thể nói rõ rằng bạn không thể duy trì mối quan hệ với những người nói dối.
- Đưa ra sự lựa chọn riêng : Hầu hết các quyết định của bạn đều có lợi cho sức khỏe và tinh thần. Có thể trước đây bạn đã để người khác đưa ra những quyết định quan trọng cho mình, nhưng từ bây giờ, hãy bắt đầu làm mọi thứ bạn muốn mà không cần xin ý kiến của người khác. Hãy nhớ rằng tìm kiếm sự tư vấn từ người khác không có nghĩa là bạn thiếu ý thức về bản thân. Trong những quyết định khó khăn, hãy chia sẻ với những người thân để tìm ra giải pháp.
- Dành thời gian một mình: Bạn cần dành thời gian cho mình để hiểu rõ bản thân. Bạn có thể thử nghiệm những sở thích mới, đọc thêm sách, thực hành thiền định hay viết nhật ký...
5. Vấn đề cần lưu ý trong quá trình khám phá bản thân
Sự khác biệt giữa con người lý tưởng (bạn tự hình dung) và con người thực tế (con người thật của bạn) hoặc bạn cảm thấy choáng ngợp khi bắt đầu xác định ý thức về bản thân có thể góp phần gây ra cảm giác không hài lòng, thậm chí là trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy bế tắc trong quá trình khám phá bản thân, hãy cân nhắc đến việc liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần để được hướng dẫn.
Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nắm bắt được khái niệm “bản thân”, một phần là do cá tính thay đổi và phát triển một cách tự nhiên trong suốt cuộc đời khi bạn học hỏi và trưởng thành.
Có một số khoảnh khắc bối rối hoặc thiếu tự tin là điều bình thường. Khi bạn cảm thấy không được thỏa mãn hoặc đấu tranh để xác định nhu cầu và mong muốn của mình, hãy cân nhắc dành thời gian để khám phá bản thân.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
- 7 cách để đối phó với tình trạng "ghét bản thân"
- Kiệt sức khi làm cha mẹ: Cách đối phó
- Khi bạn già đi: Đừng trải qua khoảng thời gian khó khăn một mình