17-01-2024 13:12

Bạn có phải là một người nghiện công việc?

Bạn có phải là một người nghiện công việc?

Nghiện công việc gây ra khá nhiều vấn đề về tâm lý và sức khỏe thể chất. Vậy những dấu hiệu nhận biết một người nghiện công việc là gì?

1. Nghiện công việc là gì?

Nghiện công việc (thuật ngữ: Workaholism) lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1971 bởi nhà tâm lý học Wayne Oates. Ông định nghĩa đây là nhu cầu làm việc không ngừng mà không thể kiểm soát được.

Nghiện việc là một tình trạng phức tạp, trong đó một cá nhân phát triển tâm lý, tình cảm và xã hội phụ thuộc vào công việc. Đây là một tình trạng sức khỏe tâm thần và nó có thể tác động tới cuộc sống của mỗi người. Nghiện công việc phổ biến hơn ở phụ nữ và những người cầu toàn, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn có phải là một người nghiện công việc?

Những người bị nghiện công việc thường không thể ngừng làm việc (kể cả những việc không cần thiết) và bị ám ảnh về hiệu suất công việc của mình. Việc xác định các dấu hiệu của chứng nghiện công việc sẽ rất quan trọng để bạn có thể thay đổi tình trạng này. Các dấu hiệu đó là:

  • Bạn thường xuyên mang công việc ở cơ quan về nhà;
  • Bạn thường xuyên ở lại văn phòng muộn;
  • Bạn liên tục kiểm tra email, tin nhắn công việc khi ở nhà,...

Ngoài ra, nếu thời gian dành cho gia đình, ăn uống, tập thể dục hoặc các hoạt động giao lưu, giải trí của bạn bị ảnh hưởng bởi một lịch trình làm việc dày đặc thì có khả năng là bạn đang có khuynh hướng tham công tiếc việc.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển 1 công cụ đo lường mức độ nghiện công việc là: Thang đo Bergen. Nó xem xét 7 tiêu chí cơ bản để xác định chứng nghiện việc:

  • Bạn tìm cách để có nhiều thời gian hơn dành cho công việc;
  • Bạn dành nhiều thời gian cho công việc hơn so với dự định ban đầu;
  • Bạn làm việc để giảm cảm giác lo lắng, bất lực và trầm cảm;
  • Bạn được người khác yêu cầu giảm bớt lượng công việc nhưng không nghe theo;
  • Bạn trở nên căng thẳng nếu không được làm việc;
  • Bạn từ bỏ sở thích, thói quen tập thể dục và hoạt động giải trí vì công việc của mình;
  • Bạn làm việc nhiều dẫn tới tổn hại sức khỏe.

Nếu trả lời “thường xuyên” hoặc “luôn luôn” cho tối thiểu 4/7 câu hỏi kể trên thì chứng tỏ bạn đã mắc chứng nghiện công việc.

Nghiện công việc
Thường xuyên ở lại văn phòng muộn là biểu hiện của nghiện công việc

3. Phụ nữ - đối tượng có tỷ lệ nghiện công việc cao hơn nam giới

Cả nam giới đều có thể là người nghiện công việc và gặp căng thẳng trong công việc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có xu hướng nghiện làm việc cao hơn và điều đó cũng gây nhiều tổn hại hơn cho sức khỏe của họ.

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm việc trên 45 tiếng/tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh này giảm đáng kể đối với phụ nữ làm việc dưới 40 tiếng/tuần. Còn nam giới thì không phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dù phải làm việc nhiều thời gian hơn.

Lý giải về nguyên nhân phụ nữ thường bị nghiện công việc:

  • Họ phải làm việc chăm chỉ và nhiều thời gian hơn để chứng tỏ họ có năng lực như các đồng nghiệp nam;
  • Phụ nữ thường không được đánh giá cao hoặc không được thăng chức;
  • Phụ nữ thường phải chịu mức lương không công bằng so với năng lực;
  • Nữ giới thường không nhận được sự hỗ trợ của người quản lý;
  • Phụ nữ luôn mong muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình;
  • Họ bị ám ảnh bởi việc phải làm đúng mọi việc, không được mắc sai lầm.

Trước những áp lực này, phụ nữ dễ bị kiệt sức. Điều đó là vì phụ nữ phải chịu nhiều căng thẳng, lo lắng và trầm cảm do công việc cao hơn so với nam giới (do các nguyên nhân phân biệt giới tính tại nơi làm việc và trách nhiệm trong gia đình).

4. Hậu quả khi bị nghiện công việc

Các chuyên gia cho biết, giống như các dạng nghiện khác, nghiện công việc có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm những căng thẳng liên quan tới công việc và tăng tỷ lệ bỏ việc, lo lắng, tức giận, trầm cảm và các triệu chứng liên quan như đau bụng, đau đầu,... Bên cạnh đó, tình trạng nghiện công việc gây căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, các vấn đề về giấc ngủ,... Căng thẳng mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao và cortisol cao, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, tiểu đường và thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, chứng nghiện công việc còn có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ của bạn, khiến bạn cô đơn, buồn bã, tự tách biệt với mọi người,... Đặc biệt, đôi khi tình trạng nghiện việc có thể cùng tồn tại với một tình trạng sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Bất chấp những triệu chứng này, những người nghiện công việc thường phủ nhận về tình trạng của mình (giống như một người gầy, mắc chứng biếng ăn nhưng nhìn vào gương lại thấy mình quá mập).

Nghiện công việc có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn hơn
Nghiện công việc có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn hơn

5. Nghiện công việc có thể điều trị được không?

Chứng nghiện việc hoàn toàn có thể điều trị được, miễn là bạn nhận ra vấn đề của mình. Bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau để có một cuộc sống cân bằng hơn:

5.1 Đặt thời gian dừng cho công việc và tuân thủ đúng

Bạn cần đặt ra thời gian mình dừng làm việc nhất định và đợi tới ngày hôm sau để bắt đầu công việc. Nó sẽ giúp bạn có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Đối với những người bị nghiện việc thì đây thường là bước khó khăn nhất nhưng bạn hãy nhớ rằng mình có thể làm việc thông minh - hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian cống hiến hơn.

Một người nghiện công việc có xu hướng nghĩ rằng thời gian quyết định tới hiệu quả công việc. Tuy nhiên, thực tế là nếu công việc đó có thể thực hiện trong thời gian ngắn hơn với hiệu quả tốt hơn thì đấy mới là lựa chọn tốt nhất. Vì vậy, bạn nên đặt ra thời gian giới hạn cho bản thân để nâng cao hiệu quả công việc.

5.2 Lên lịch cho các hoạt động sau khi tan làm

Bạn có thể lên kế hoạch đi dạo, viết nhật ký, thiền hoặc ăn tối với mọi người sau giờ làm việc. Việc tạo ra một thói quen mới sẽ giúp bạn quên đi sự ám ảnh của công việc ở cơ quan. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm thấy sở thích phù hợp với bản thân. Khi tham gia những hoạt động đó, bạn sẽ bị phân tâm, không còn nhớ tới công việc nữa.

5.3 Dành thêm thời gian cho gia đình và bạn bè

Bạn nên sắp xếp thời gian biểu cho mình vào đầu ngày để không bị quên. Sau đó, khi hết giờ, bạn hãy dành thời gian cho gia đình, bạn bè để hàn gắn các mối quan hệ. Đồng thời, bạn bè và người thân cũng giúp bạn có thể thư giãn, nghỉ ngơi, không bị ám ảnh với việc phải cắm đầu vào hoàn thành công việc.

5.4 Nhờ tới bác sĩ tâm lý

Các bác sĩ tâm lý trao đổi với bạn để hiểu hơn về nhu cầu làm việc của bạn, giúp bạn giảm thiểu tác động của việc phải cống hiến quá sức cho công việc. Nếu bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, họ cũng sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch trị liệu phù hợp nhất.

Những người thành công biết rằng thời gian của họ là quý giá nhưng họ không hoàn toàn dành cho công việc mà còn tham gia những hoạt động bên ngoài. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ giúp mỗi người hạnh phúc hơn, tràn đầy năng lượng để đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc. Vì vậy, nếu bị nghiện công việc, bạn hãy cố gắng trị liệu theo những lời khuyên kể trên!

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

XEM THÊM:
  • Căng thẳng công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim
  • Một chút căng thẳng giúp bạn sống lâu hơn
  • Căng thẳng mãn tính có thể khiến tế bào già đi nhanh hơn

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan