17-01-2024 10:45

Bác sĩ gây mê có vai trò như thế nào trong việc giảm đau sau mổ lấy thai

Bác sĩ gây mê có vai trò như thế nào trong việc giảm đau sau mổ lấy thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Vai trò của bác sĩ gây mê đã phát triển từ vai trò của một bác sĩ chủ yếu quan tâm đến việc cung cấp các điều kiện phẫu thuật tối ưu và giảm thiểu đau đớn ngay sau khi phẫu thuật, thành một bác sĩ chu phẫu chịu trách nhiệm đảm bảo cho những người bệnh phẫu thuật được quản lý tối ưu trước, trong và sau phẫu thuật

Đa số sản phụ sinh mổ chia sẻ rằng, trong suốt quá trình bác sĩ mổ lấy con, khâu vết mổ họ đều cảm thấy nhẹ nhàng. Điều làm họ sợ hãi hơn cả là những cơn đau sau sinh, đau thấu trời, đau tưởng chừng không chịu nổi. Đau sau mổ làm cho nhiều bà mẹ không thể tự chăm sóc bản thân trong các sinh hoạt vệ sinh, không thể cho con bú. Nếu không được điều trị cơn đau cấp tính sau mổ sẽ trở thành cơn đau mạn tính, và gây trầm cảm sau mổ.

Do đó công việc của một bác sĩ gây mê hồi sức là gây mê giảm đau trong khi phẫu thuật và hồi sức giảm đau sau phẫu thuật Khi này, để giảm thiểu đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt, bác sĩ gây mê sẽ tư vấn cho sản phụ phương pháp giảm đau sau sinh mổ bằng phương pháp giảm đau đa mô thức.Tại các bệnh viện VINMEC chúng tôi luôn thực hiện thường qui qui trình giảm đau sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn quốc tế.

Gây mê nội khí quản được sử dụng trong phẫu thuật cắt u tiểu khung
Gây mê giúp giảm đâu trong quá trình sinh nở của sản phụ

1. Tổng quan

Điều trị đau sau mổ lấy thai rất quan trọng vì nó tác động đến sự hồi phục của sản phụ. Mặc dù các phương thức giảm đau và thuốc giảm đau mới đã phát triển trong những năm gần đây, nhưng hiện tại cho thấy chúng ta còn lâu mới đạt được mục tiêu tối ưu giảm đau sau phẫu thuật. Giảm đau là một thành phần không thể thiếu và cần thiết cho bất kì thủ thuật hay phẫu thuật nào, và mổ lấy thai cũng không ngoại lệ. Đau được xếp hạng cao nhất trong số các kết quả lâm sàng không mong muốn liên quan đến mổ lấy thai. Bệnh nhân sau mổ lấy thai thường đau vừa đến nặng trong giai đoạn hậu phẫu. Nếu cơn đau này không được điều trị đầy đủ, nó có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc con, cho con bú và cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người mẹ và dễ đưa đến hội chứng đau mãn tính.

Định nghĩa và các khái niệm liên quan:

  • Mổ lấy thai: là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau thai, màng ối bằng một vết mổ qua thành bụng và thành tử cung còn nguyên vẹn.
  • Đau sau mổ lấy thai là đau vết mổ và đau do co bóp tử cung
  • Nắm vững phương pháp giảm đau và điều trị đau hiệu quả cho sản phụ sau mổ đẻ.
  • Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Sản phụ không đau sau mổ, không dùng Opioid sau mổ.
Vết mổ lấy thai
Mổ lấy thai là phương pháp gây đau đớn cho các mẹ bầu

2. Ưu nhược điểm của giảm đau sau mổ lấy thai

Sau khi mổ lấy thai, sản phụ thường phải đối mặt với những cơn đau. Đó là do sự rối loạn của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, nội tiết. Thuốc tê hết tác dụng, vết mổ sẽ khiến người mẹ có cảm giác rất đau. Sản phụ chỉ nằm yên được trên giường, không dám di chuyển, hay xoay người. Việc tiếp tục truyền liên tục thuốc tê vào thân thần kinh, giảm đau chi trên và chi dưới giúp sản phụ giảm nhẹ đau đớn sau sinh mổ.

Điều trị đau sau mổ lấy thai rất quan trọng vì nó tác động đến sự hồi phục của sản phụ. Mặc dù các phương thức giảm đau và thuốc giảm đau mới đã phát triển trong những năm gần đây, nhưng hiện tại cho thấy chúng ta đang cố gắng đạt được mục tiêu tối ưu giảm đau sau phẫu thuật.

Giảm đau là một thành phần không thể thiếu và cần thiết cho bất kỳ thủ thuật hay phẫu thuật nào, và mổ lấy thai cũng không ngoại lệ. Đau được xếp hạng cao nhất trong số các kết quả lâm sàng không mong muốn liên quan đến mổ lấy thai. Bệnh nhân sau mổ lấy thai thường đau vừa đến nặng trong giai đoạn hậu phẫu. Nếu cơn đau này không được điều trị đầy đủ, nó có thể can thiệp vào việc chăm sóc con, cho con bú và cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người mẹ và dễ đưa đến hội chứng đau mãn tính.

2.1. Ưu điểm

Gây tê cơ vuông thắt lưng hai bên :

Gây tê cơ vuông thắt lưng cũng được đánh giá kiểm soát tốt cơn đau sau mổ lấy thai. Hiệu quả giảm đau của tê cơ vuông thắt lưng sau mổ lấy thai cũng được đánh giá bởi thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát và kết quả đã chứng minh tốt hơn về mặt thống kê về nhu cầu và tiêu thụ morphin trong nhóm tê cơ vuông thắt lưng so với nhóm đối chứng. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát gần đây cũng cho thấy giảm đau hiệu quả trong mổ lấy thai so với nhóm đối chứng.

Cơ chế chính xác về cách thức hoạt động và hiệu quả giảm đau của gây tê cơ vuông thắt lưng cũng không được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, nó được cho là do sự lan truyền thuốc tê cạnh cột sống và tác dụng của thuốc tê đối với các sợi giao cảm ở vùng thắt lưng. Sự an toàn là một mối quan tâm khác trong tê cơ vuông thắt lưng, vì phong bế sâu và điểm tiêm gần với thận và các cơ quan nội tạng khác trong phúc mạc nên để đảm bảo an toàn cho gây tê.Các bệnh viện Vinmec chúng tôi luôn thực hiện gây tê dưới hướng dẫn máy siêu âm, đội ngũ bác sĩ được đào tạo liên tục và thành thạo với kỹ thuật nay. Gần đây, gây tê cơ dựng sống đã cho thấy giảm đau hiệu quả sau mổ lấy thai; tuy nhiên, chỉ có một vài báo cáo trường hợp được công bố và bằng chứng rõ ràng về hiệu quả vẫn chưa được đưa ra.

Gây tê cơ vuông thắt lưng hai bên kết hợp Đặt catheter giảm đau vết mổ

Đặt catheter giảm đau vết mổ;ngay tại vết mổ, giữa lớp phúc mạc và cân cơ. Các lỗ của catheter phải phủ đều toàn bộ chiều dài của vết mổ. Cố định chân catheter ngoài da bằng chỉ. Thuốc gây tê Anaropin 0,2% dùng trong bóng bơm liên tục tự động tốc độ 4 - 5ml/h bắt đầu chạy thuốc giảm đau sau gây tê cơ vuông thắt lưng 30 phút, liên tục đến 48h sau mổ.

Gây tê ngoài màng cứng có lộ trình giảm đau hiệu quả. Trước khi cuộc mổ lấy thai bắt đầu, sản phụ đã được đặt ống thông truyền thuốc gây tê màng cứng, giảm đau. Nếu muốn thực hiện giảm đau sau sinh mổ, ống thông này sẽ được giữ lại và truyền thuốc tê với liều lượng phù hợp.

  • Phương pháp giảm đau sau đẻ mổ bằng gây tê ngoài màng cứng được đánh giá an toàn. Nó có hiệu quả giảm đau tốt, đặc biệt là khi sản phụ hít thở sâu, ho hoặc di chuyển trên giường. Nó không ảnh hưởng chức năng sống, rất ít tác dụng không mong muốn so với các phương pháp giảm đau khác.
  • Duy trì hiệu quả giảm đau sau sinh mổ từ 24 – 72 tiếng.
  • Sản phụ có thể vận động sớm, tránh tắc mạch sau mổ. Đặc biệt, do không đau sẽ giúp sản phụ tập phục hồi chức năng hiệu quả.

Việc thường xuyên đánh giá cơn đau và giảm đau cho sản phụ cũng được chú ý đúng mức.Chỉ có mục tiêu giảm đau là không đủ ở bệnh nhân mổ lấy thai. Ngoài việc giảm đau, quản lý tối ưu bệnh nhân sau mổ lấy thai nên chú ý đến mục tiêu và khả năng di chuyển của mẹ không bị hạn chế, tác dụng phụ của mẹ và trẻ sơ sinh tối thiểu, phục hồi nhanh chóng chức năng cơ bản và xuất viện sớm. Các kỹ thuật giảm đau hiện tại đã cố gắng giải quyết các vấn đề này. Hơn nữa, sự cung ứng thuốc và đội ngũ chuyên môn y tế được đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp giảm đau và chất lượng giảm đau, đó là một ưu thế mà hiện nay chúng tôi đem lại cảm giác an toàn và sự hài lòng cho người bênh

Gây tê ngoài màng cứng phẫu thuật cắt buồng trứng 2 bên
Gây tê ngoài màng cứng đem lại hiệu quả giảm đau và ít tác dụng phụ

3. Một số yếu tố ảnh hưởng

Mức độ nghiêm trọng của đau sau mổ lấy thai do nhiều yếu tố, và cách tiếp cận phổ biến hiện đang áp dụng không phù hợp với tất cả sản phụ, do sự khác biệt của mỗi cá nhân trong nhận thức đau và các yếu tố khác ảnh hưởng đến đau. Mặc dù nhiều công cụ đã được phát triển để giúp dự đoán mức độ nghiêm trọng của cơn đau, kiểm soát đau hiệu quả vẫn là thách thức cho bệnh nhân sau mổ lấy thai. Opioids tiêm mặc dù đã được sử dụng rộng rãi, nhưng thường giảm đau không đủ, và tác dụng phụ liên quan đến opioid có thể khiến các bà mẹ trở thành người lệ thuộc opioid. Cho opioids qua đường trục thần kinh cung cấp giảm đau hiệu quả sau mổ lấy thai, nhưng thời gian giảm đau ngắn và bệnh nhân thường phải cần thêm thuốc giảm đau. Hạn chế vốn có của kỹ thuật được sử dụng trước đây và sự thay đổi của mỗi cá nhân với đau sau phẫu thuật gây khó khăn cho việc đạt được mục tiêu giảm đau hiệu quả ở bệnh nhân mổ lấy thai.

Cách giảm đau sau phẫu thuật tại Vinmec có gì đặc biệt?
Phương pháp giảm đau sau mổ ở Bệnh viện Đa khoa Vinmec được khách hàng đánh giá rất cao

4. Một số khuyến nghị sử dụng phương pháp giảm đau đa phương thức để giảm đau

Để khắc phục hạn chế trong việc cung cấp giảm đau hiệu quả trong mổ lấy thai, khuyến nghị hiện tại sử dụng giảm đau đa phương thức để giảm đau. Trong giảm đau đa phương thức, sử dụng đồng thời hơn hai loại thuốc hoặc kỹ thuật với cơ chế hoạt động khác nhau để cung cấp giảm đau hiệu quả. Mục tiêu của giảm đau đa phương thức là có được thuốc giảm đau hiệp đồng hoặc cộng với ít tác dụng phụ hơn bằng cách kết hợp số lượng ít hơn của từng loại thuốc với các cơ chế tác dụng khác nhau. Giảm đau đa phương thức bao gồm sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, paracetamol, tiêm thấm tại chỗ vết thương, opioids qua đường tủy sống, ngoài màng cứng và sử dụng gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng hay cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm. Các opioid tiêm chỉ dành riêng cho các trường hợp không đáp ứng với các phương pháp nêu trên hay điều trị các đau cấp tính trầm trọng.

Khi thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng cùng với opioid qua đường trục thần kinh để giảm đau trong mổ lấy thai, sản phụ sẽ giảm nhu cầu opioid và giảm tác dụng phụ của nó. Trong tác dụng hiệp đồng này, thuốc kháng viêm không steroid làm giảm đau tạng và opioid làm giảm đau vết thương. Tuy nhiên, thuốc kháng viêm không steroid phải được sử dụng thận trọng vì các vấn đề tiềm ẩn với chảy máu, rối loạn chức năng tiểu cầu và suy thận.

Phác đồ giảm đau đa phương thức là khuyến nghị tiêu chuẩn của hiệp hội chống đau quốc tế hiện nay về giảm đau sau mổ..Hiện tại các bệnh viện của hệ thống Vinmec chúng tôi đã tiếp cận được các kỹ thuật mới trên, có đủ thuốc, đủ nhân lực để điều trị hiệu quả đau, đánh giá và theo dõi mỗi sản phụ sau sanh mổ, đồng thời luôn tuân thủ phác đồ và liên tục cải thiện trong quá trình chăm sóc cho sản phụ. Bác sĩ gây mê phải đóng vai trò chủ chốt trong hoạch định các phác đồ giảm đau sau mổ và mỗi sản phụ sau mổ lấy thai phải được giảm đau tốt, được đánh giá và lên kế hoạch giảm đau hoàn hảo bởi bác sĩ gây mê của hệ thống vinmec.

Gây mê nội khí quản được chỉ định trong phẫu thuật lồng ngực cắt u trung thất
Bác sĩ gây mê có vai trò quan trọng trong việc đưa ra phương pháp giảm đau sau mổ

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu tại Đông Nam Á.

XEM THÊM:
  • Vai trò của bác sĩ gây mê với thai phụ và sự liên quan khoa sản thế nào?
  • Chăm sóc sau mổ u xơ tử cung
  • Đau liên quan đến rối loạn thần kinh

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan