17-01-2024 10:25

Áp lực nội nhãn là gì?

Áp lực nội nhãn là gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Chuyên khoa Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Áp lực nội nhãn bình thường giúp hỗ trợ hình dạng của mắt và giúp mắt nhìn thấy được. Áp lực nội nhãn cao hay thấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt. Vì vậy, bạn nên kiểm tra áp lực mắt nhằm phát hiện ra bệnh sớm để điều trị.

1. Áp lực nội nhãn là gì?

Áp lực nội nhãn có thể thay đổi trong ngày và khác nhau ở mỗi người. Đối với một đôi mắt khỏe thì chất lỏng chảy ra tự do mục đích để giữ cho áp lực mắt được ổn định. Áp lực nội nhãn được chia thành 3 loại:

  • Áp lực nội nhãn bình thường giúp hỗ trợ hình dạng của mắt và giúp mắt nhìn thấy được.
  • Áp lực nội nhãn cao: Hay còn gọi là tăng huyết áp mắt. Nó có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp, mù lòa. Vì vậy, bạn nên kiểm tra áp lực mắt cao để giúp phát hiện ra bệnh sớm hơn. Nếu bị chấn thương mắt hoặc bị bệnh, dùng các loại thuốc như steroid có thể làm tăng áp lực mắt của bạn tăng.
  • Áp lực nội nhãn thấp: Có thể khiến tầm nhìn mờ. Khi áp suất dưới 5 mmHG, gọi là hạ huyết áp ở mắt. Nó khiến bạn dễ gặp phải một số vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, tổn thương hoàng điểm, khó chịu ở mắt,...

2. Khi nào cần đo áp lực nội nhãn?

Nếu bạn có một số dấu hiệu triệu chứng dưới đây thì cần phải đo áp lực nội nhãn:

  • Dần dần mất thị lực ngoại vi, thường là cả hai mắt.
mờ mắt
Người bệnh xuất hiện tình trạng mất thị lực ngoại vi
  • Mất tầm nhìn trong các giai đoạn nặng; Đau ở mắt nặng.
  • Buồn nôn và nôn đi kèm với đau mắt nặng.
  • Khởi đầu đột ngột xáo trộn thị giác, thường trong ánh sáng yếu.
  • Mờ mắt, quầng quanh đèn.
  • Đỏ mắt.

3. Các phương pháp đo áp lực nội nhãn

Đo nhãn áp là kỹ thuật đo áp suất bên trong mắt. Việc đo áp lực nội nhãn cho thấy nhãn cầu của bạn vững chắc như thế nào với cùng các đơn vị đo. Phạm vi bình thường cho áp lực nội nhãn là khoảng 10-20mmHG. Các phương pháp đo áp lực nội nhãn gồm:

  • Đo áp lực nội nhãn bằng cách ghi lại khả năng chịu áp lực của giác mạc: Phương pháp này dùng thuốc nhỏ mắt làm tê bề mặt mắt.
  • Đo nhãn áp áp tròng: Sử dụng một đầu dò nhỏ nhẹ nhàng ép vào giác mạc để đo áp lực trong mắt. Tiếp đó, dùng kính hiển vi để nhìn vào mắt của bạn.
  • Đo nhãn áp bằng đo độ lõm giác mạc điện tử: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt đầu tròn của công cụ trông giống như một cây bút lên trên giác mạc của bạn. Kết quả áp lực nội nhãn hiển thị trên bảng điều khiển máy tính nhỏ.
  • Đo nhãn áp không tiếp xúc: Đây là một phương pháp đơn giản để kiểm tra tình trạng tăng áp lực nội nhãn và là phương pháp đo nhãn áp không sử dụng thuốc nhỏ làm tê mắt. Nhãn kế không chạm vào mắt bạn vì để sử dụng làn không khí làm phẳng giác mạc của bạn.
Đo nhãn áp
Người bệnh được đo nhãn áp không tiếp xúc

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất.

XEM THÊM:
  • Áp lực nội nhãn là gì?
  • Tìm hiểu về áp lực nội nhãn
  • Bệnh tăng nhãn áp glocom (thiên đầu thống): Cách chẩn đoán và điều trị?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan