Mục lục
Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Chứng cuồng ăn bulimia là một rối loạn ăn uống, trong đó mọi người ăn quá nhiều thức ăn. Sau đó, họ “thanh lọc” những gì ăn vào bằng cách nôn mửa, nhịn ăn hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng và tập thể dục quá mức nhằm cố gắng loại bỏ tất cả lượng calo thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, tất cả những việc làm này lại có thể gây hại cho răng.
1. Người mắc chứng cuồng ăn bulimia thường làm gì?
Chứng cuồng ăn là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Những người mắc chứng cuồng ăn có thể ăn một lượng lớn thức ăn mà không kiểm soát được, nhưng sau đó lại thanh lọc, cố gắng loại bỏ lượng calo thừa theo cách không lành mạnh.
Để loại bỏ calo và ngăn ngừa tăng cân, những người mắc chứng cuồng ăn bulimia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như:
- Tự gây nôn mửa
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thực phẩm chức năng giảm cân, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc xổ.
- Sử dụng các cách khác để loại bỏ calo và ngăn ngừa tăng cân, chẳng hạn như nhịn ăn, ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc tập thể dục quá mức.
Các triệu chứng bệnh cuồng ăn bao gồm:
- Luôn bận tâm về hình dáng và cân nặng
- Sống trong nỗi sợ tăng cân
- Ăn lặp lại một lượng lớn thức ăn bất thường
- Cảm thấy mất kiểm soát khi ăn uống
- Ép bản thân nôn mửa hoặc tập thể dục quá sức
- Dùng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc thụt tháo sau khi ăn
- Nhịn ăn, hạn chế calo hoặc tránh một số loại thực phẩm giữa các bữa nhậu
- Sử dụng thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm thảo dược quá mức để giảm cân
Mức độ nghiêm trọng của chứng cuồng ăn được xác định bằng số lần bạn thanh tẩy mỗi tuần, thường ít nhất một lần một tuần trong ba tháng.
2. Nôn mửa nhiều lần và răng miệng của bạn
Nôn mửa nhiều lần có thể gây hại nghiêm trọng cho răng. Nôn đặc biệt độc vì nó chứa axit dạ dày. Những axit này phá vỡ thức ăn trong dạ dày của bạn để cơ thể có thể tiêu hóa nó.Nhưng trong miệng, các axit này có tính ăn mòn, đủ để làm mòn lớp men bao phủ và bảo vệ răng của bạn. Đánh răng quá mạnh sau khi nôn cũng có thể góp phần gây sâu răng.
- Sâu răng
Axit do nôn mửa thường xuyên có thể làm mòn men răng đến mức để lại lỗ hoặc sâu răng. Nhịn đồ ăn có đường và nước ngọt cũng có thể góp phần gây sâu răng. Khi bị sâu răng, bạn có thể thấy nướu bị chảy máu khi đánh răng. Nếu không được trám bít lỗ sâu, nó sẽ trở nên lớn đến mức bạn có thể bị mất răng.
- Răng vàng, giòn
Khi sự xói mòn trở nên tồi tệ hơn, bạn cũng có thể nhận thấy màu sắc và kết cấu của răng thay đổi. Răng của bạn có thể yếu và dễ gãy hơn bình thường. Chúng có thể bị bào mòn dễ dàng. Đôi khi chúng sẽ chuyển sang màu hơi vàng hoặc trông giống như thủy tinh. Chứng hóp má cũng có thể thay đổi hình dạng và độ dài của răng.
- Sưng viêm tuyến nước bọt
Các axit trong chất nôn có thể gây kích ứng các tuyến ở hai bên má. Các tuyến này sản xuất nước bọt, chất lỏng giúp bạn nuốt. Nó cũng bảo vệ răng của bạn chống lại sâu. Bạn sẽ thấy sưng tấy quanh hàm nếu tuyến nước bọt của bạn bị ảnh hưởng.Mặc dù hầu hết những thay đổi trên răng của bạn do chứng cuồng ăn bulimia là không thể phục hồi, nhưng vấn đề sưng tuyến nước bọt sẽ giảm đi khi bạn được điều trị và chấm dứt tình trạng nôn, trớ.
- Lở miệng
Giống như axit dạ dày làm mòn men răng, nó cũng có thể làm mòn da trên vòm và hai bên miệng cũng như cổ họng của bạn.Điều này có thể để lại vết loét đau bên trong miệng và cổ họng của bạn. Các vết loét có thể sưng lên và thậm chí bị nhiễm trùng. Một số người cảm thấy bị đau họng liên tục.
- Khô miệng
Thiếu nước bọt cũng có thể dẫn đến cảm giác miệng bị khô, tình trạng này không chỉ gây phiền toái mà còn ảnh hưởng đến cách bạn thưởng thức hương vị của thực phẩm.
- Đau đớn vùng răng miệng
Khi men răng của bạn bị mòn đi, nó sẽ khiến phần bên trong nhạy cảm của răng bị lộ ra ngoài. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy rằng răng bị đau. Một số người bị đau và nhạy cảm bất cứ khi nào họ ăn thức ăn nóng hoặc lạnh. Họ có thể cảm thấy khó chịu khi cắn vào que kem hoặc ăn thứ gì đó nóng như súp.Tổn thương nướu và vòm miệng mềm có thể gây thêm đau khi nhai hoặc nuốt.
3. Điều trị các vấn đề răng miệng do chứng cuồng ăn
Giải pháp ngắn hạn để khắc phục các vấn đề răng miệng do chứng cuồng ăn là điều trị các tình trạng răng miệng. Nha sĩ có thể trám lỗ sâu răng, sửa chữa răng bị gãy và chăm sóc nướu răng của bạn. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài là tìm cách điều trị chứng cuồng ăn của bạn.
Tóm lạ, ngoài việc gây hại bên trong, bệnh ăn vô độ có thể gây ra những tác hại lâu dài cho cơ thể. Răng và miệng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, sâu. Do đó, nếu bạn bị mắc chứng cuồng ăn hãy đến cơ sở y tế tế để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời đúng cách.
Tài liệu tham khảo:
- Bulimia: caring for your teeth. (2012) eating-disorders.org.uk/information/caring-for-your-teeth/.
- Eating disorders awareness: Bulimia nervosa. (2015, January 29) ohioline.osu.edu/ed-fact/pdf/1003.pdf
- Long term effects of bulimia? (n.d.) goaskalice.columbia.edu/long-term-effects-bulimia
- Mayo Clinic Staff. (2016, January 29). Bulimia nervosa. Retrieved from mayoclinic.org/diseases-conditions/bulimia/basics/definition/con-20033050
- Mayo Clinic Staff. (2014, May 30). Cavities/tooth decayRetrieved from mayoclinic.org/diseases-conditions/cavities/basics/definition/con-20030076
- Mayo Clinic Staff. (2015, August 25). Dry mouth. Retrieved from mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-mouth/basics/definition/con-20035499
- Oral health fact sheet for dental professionals: Children with eating disorders. (2011) dental.washington.edu/wp-content/media/sp_need_pdfs/Eating-Dental.pdf
- Tác hại của cao răng (vôi răng)
- Loét canker (lở miệng) ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?
- Tác hại của ăn cay quá mức