17-01-2024 10:28

Ảnh hưởng của cha mẹ tới chứng biếng ăn ở trẻ

Ảnh hưởng của cha mẹ tới chứng biếng ăn ở trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Đặc biệt, ở trẻ từ 1 – 3 tuổi, tỉ lệ biếng ăn có thể lên đến 30 – 40%. Có nhiều nguyên nhân gây chứng biếng ăn ở trẻ, trong đó bao gồm cả vấn đề từ cha mẹ.

1. Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn

Theo nhiều nghiên cứu, hành vi, thái độ ăn uống của trẻ nhỏ có liên quan mật thiết với sự tương tác giữa trẻ và cha mẹ. Nhận thức sai lệch của cha mẹ trong việc cho trẻ ăn là một trong những nguyên nhân trẻ biếng ăn.

Một số sai lầm rất thường gặp của cha mẹ khiến bé biếng ăn bao gồm:

1.1. Ép bé ăn

Nhiều phụ huynh ép trẻ ăn đúng lượng thực phẩm trong một khoảng thời gian quy định, nếu bé không ăn sẽ bị la mắng,... Việc này gây áp lực cho trẻ, khiến bé dễ ngậm thức ăn, ói hoặc chống đối không ăn.

1.2. Cho trẻ ăn vặt không đúng cách

Không ít cha mẹ hay cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn. Như vậy, trẻ sẽ không bao giờ cảm thấy đói nên sẽ ăn ít hoặc không ăn trong bữa kế tiếp. Ngược lại, nếu trẻ được ăn đúng giờ và không ăn vặt trước bữa ăn thì trẻ sẽ ăn đủ lượng thức ăn trong bữa chính.

1.3. Làm trẻ phân tâm trong quá trình ăn

Nhiều phụ huynh cho trẻ xem tivi, đi chơi,... trong các bữa ăn. Cách này có hại nhiều hơn lợi. Cụ thể, thức ăn sẽ nhanh nguội, lạnh, không ngon và tăng nguy cơ nhiễm trùng (do khói bụi, ruồi nhặng,...) vì bữa ăn kéo dài. Không chỉ vậy, việc này còn khiến bé nhanh cảm thấy ngang bụng dù chưa ăn được nhiều và những lần sau đó trẻ sẽ không muốn ăn nếu không được đi chơi, xem tivi,...

bieng-an-o-tre-1
Làm trẻ phân tâm trong quá trình ăn có thể khiến trẻ biếng ăn

1.4. Cho thuốc vào thức ăn

Có trường hợp trẻ bị ốm, không chịu uống thuốc nên cha mẹ đã cho thuốc vào thức ăn. Sau khi phát hiện, bé sẽ trở nên cảnh giác với thức ăn và dễ bị chán ăn, biếng ăn.

1.5. Cách chế biến thức ăn không hấp dẫn

Một số bậc cha mẹ cho trẻ ăn uống đơn điệu chỉ một vài món ăn hoặc một vài loại nguyên liệu cố định. Điều này khiến trẻ nhanh thấy chán và biếng ăn.

1.6. Không cân đối dinh dưỡng

Nhiều phụ huynh khi xây dựng thực đơn cho trẻ thường không đảm bảo sự cân bằng giữa các vi chất, chất xơ cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà có sự thiên lệch về một nhóm chất.

Bên cạnh đó, nhiều người chưa thực sự chú trọng tới việc cho trẻ ăn hoa quả. Khi bị thiếu vitamin C, trẻ dễ bị sưng lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, hay mệt mỏi, ốm vặt và dẫn tới chán ăn. Nếu thiếu vitamin B, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, nôn, chán ăn, uể oải tinh thần,... dẫn tới ăn không ngon, không muốn ăn.

1.7 Thái độ quá hờ hững với trẻ

Trong một số gia đình, vì quá bận rộn, cha mẹ ít để ý tới chế độ ăn uống của con cái, quá hờ hững hoặc lạnh nhạt. Điều đó có thể khiến trẻ cảm thấy không được quan tâm dẫn tới chán ăn, biếng ăn,...

1.8. Quá nuông chiều trẻ

Một số phụ huynh đáp ứng thái quá nhu cầu của trẻ, nuông chiều theo sở thích của trẻ về việc ăn uống: cho trẻ ăn mọi lúc, mọi nơi và bất cứ thứ gì trẻ thích. Điều này khiến trẻ sẽ kháng cự với các loại thức ăn trẻ không thích, không ăn được nhiều dạng thức ăn và dẫn tới biếng ăn.

2. Cha mẹ cần làm gì để khắc phục biếng ăn ở trẻ?

bieng-an-o-tre-2
Cha mẹ cần làm gì để khắc phục biếng ăn ở trẻ?

Khi trẻ 1 tuổi biếng ăn, trẻ gặp các vấn đề khó khăn trong ăn uống, cha mẹ nên thay đổi chế độ sinh hoạt, cách chế biến thức ăn, thói quen ăn uống của trẻ và đưa bé đi khám với các bác sĩ nhi hoặc chuyên khoa dinh dưỡng để có giải pháp hữu hiệu nhất. Một số lời khuyên giúp khắc phục biếng ăn ở trẻ phụ huynh nên tham khảo:

  • Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau từ giai đoạn ăn dặm vì lúc này vị giác của bé chưa phát triển, bé dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau. Nhờ đó, trẻ sẽ có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn khi lớn lên.
  • Không cho thuốc vào thức ăn vì sẽ làm trẻ sợ và luôn cảnh giác với thức ăn.
  • Không cần quá nghiêm khắc với lượng thức ăn mà bé ăn được. Nếu bé lên cân đều chứng tỏ bé ăn đủ.
  • Chế biến thức ăn có mùi vị hấp dẫn và màu sắc bắt mắt, thay đổi đa dạng để kích thích sự tò mò về đồ ăn của bé.
  • Khi cho trẻ ăn, cha mẹ nên cho bé ngồi thoải mái ở nơi ưa thích. Cha mẹ có thể để bé tự xúc ăn và dùng những bộ đồ ăn có hình thù ngộ nghĩnh để giúp bé cảm thấy thích thú hơn khi ăn uống.
  • Ở những bé lớn hơn, khi đã nói được mong muốn của mình, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bé xem bé muốn ăn gì và thay đổi cách chế biến, nguyên liệu thức ăn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa chính vì sẽ làm trẻ ngang dạ khi vào bữa ăn.
  • Không dùng thức ăn vào các mục đích khen thưởng hay trừng phạt vì lâu ngày trẻ sẽ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để gây sức ép với cha mẹ, đòi hỏi phải được đi chơi, được xem phim mới ăn,...

Tóm lại, trẻ biếng ăn có thể do rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây nên. Trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ phía phụ huynh. Việc biếng ăn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bố mẹ bình thường, con thấp so với bạn, có phải bị bệnh?
XEM THÊM:
  • Công dụng thuốc Vitasun
  • Vì sao 70% trẻ Việt nam thiếu kẽm?
  • Bé sốt nhẹ, sổ mũi, quấy khóc và biếng ăn là bị bệnh gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan