Mục lục
Sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi, căng thẳng, bạn ăn đồ ngọt để giải tỏa stress? Thực hư đồ ngọt có giúp giảm stress và tốt cho sức khỏe bạn không?
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS. Đặng Thị Thanh Tùng, Kỹ thuật viên tâm lý, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
1. Tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe với đồ ăn ngọt
Theo nhiều nghiên cứu, đồ ngọt có thể giúp cải thiện tâm trạng, hỗ trợ giảm stress hiệu quả. Vì hormone dẫn đến stress là glucocorticoid sẽ giảm khi người ta ăn đồ ngọt như bánh, ngậm vài viên kẹo.
Tuy nhiên, ăn đồ ngọt chỉ là phương pháp hỗ trợ tạm thời và không thể thay thế được cho các phương pháp hỗ trợ điều trị, nếu bạn thường xuyên bị stress và có biểu hiện mức độ nghiêm trọng.
Đồ ngọt có mối quan hệ mật thiết với cân nặng, các chức năng miễn dịch của cơ thể và bệnh trầm cảm.
Đồ ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý: Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt gây ra sự mất cân bằng trong một số chất hóa học trong não. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến trầm cảm và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ lâu dài phát triển chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở một số người.
Ăn nhiều đồ ngọt gây ảnh hưởng đến tâm trạng: Đồ ngọt ức chế sự tiết cortisol gây ra căng thẳng ở những người tham gia là phụ nữ khỏe mạnh, giảm thiểu cảm giác lo lắng và căng thẳng. Cortisol được gọi là hormone căng thẳng. Tuy nhiên, đồ ngọt giúp giảm đau tạm thời có thể khiến bạn phụ thuộc nhiều hơn vào đường, và làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan.
Ngừng tiêu thụ đường có thể ảnh hưởng đến tâm trạng: một người thường xuyên tiêu thụ đồ ngọt nếu ngưng ngay có thể gây ra một số tác dụng phụ như cáu gắt, lo sợ, hoang mang, cơ thể mệt mỏi, chán nản,... Việc cai nghiện đường, đồ ngọt cũng có thể xuất hiện những triệu chứng giống như cai nghiện các chất kích thích khác.
2. Nên làm gì để giảm stress?
Những cách để giảm stress mà bạn có thể tham khảo như:
- Tập yoga: Đây là cách giúp cho cơ thể của bạn dẻo dai, khỏe mạnh hơn, duy trì vóc dáng cân đối và cũng giúp bạn giảm stress, xua tan mọi buồn phiền, mệt mỏi.
- Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng để vận động thể chất tốt hơn mà đây cũng là cơ hội để tinh thần bạn được nghỉ ngơi, loại bỏ căng thẳng. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây căng thẳng và ngược lại những người căng thẳng cũng dễ bị thiếu ngủ. Nó giống như một vòng luẩn quẩn khiến bạn luôn mệt mỏi. Vì thế, hãy cố gắng duy trì ngủ đủ giấc để bảo vệ sức khỏe của bạn.
- Giao tiếp nhiều hơn: Khi được trò chuyện nhiều hơn với mọi người, những vấn đề của bạn sẽ được tháo gỡ, giúp bạn phân tích và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, sự lo âu, căng thẳng sẽ dần mất đi.
- Tăng cường vận động: Khi những suy nghĩ khiến bạn quá mệt mỏi, bạn nên vận động thể chất. Đây là cách làm giảm stress hiệu quả nhờ giải phóng Cortisol từ tuyến thượng thận, hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.
- Tập thiền: Tập thiền giúp bạn giảm căng thẳng, có thể giảm cảm giác đau đớn và suy nghĩ tích cực hơn, ngăn ngừa tái phát bệnh trầm cảm.
- Cười nhiều hơn: hãy xem những bộ phim hài để cười nhiều hơn, tăng cường cảm giác hưng phấn, giảm căng thẳng và còn kích thích hoạt giải phóng các endorphin có tác dụng giảm đau.
- Suy nghĩ tích cực: Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên học cách sống tích cực, vui vẻ, lạc quan và cởi mở hơn. Từ đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm ra hướng giải quyết đúng đắn nhất cho vấn đề của mình. Đồng thời suy nghĩ tích cực giúp tăng hormone hạnh phúc.
- Massage: là cách giảm stress cũng rất hiệu quả. Massage không chỉ giúp bạn thư giãn cơ bắp mà còn có những tác động tích cực đến nồng độ hormone trong cơ thể. Tinh thần của bạn cũng tích cực hơn, dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.
- Các hoạt động cảm xúc: Một cái ôm ấm áp, một sự va chạm âu yếu hay hoạt động cho con bú ở người phụ nữ, hoặc thậm chí là chơi với thú cưng,... sẽ giúp sản sinh ra Oxytocin - một loại hormone có thể làm giảm mức độ căng thẳng.
- Viết nhật ký: là cách giúp bạn xua tan mệt mỏi, căng thẳng nhờ kiểm soát và phân tích các tình huống tốt hơn, đưa ra những cách xử lý tốt hơn. Khi đọc lại nhật ký, bạn cũng có thể kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực.
Stress là vấn đề không ít người gặp phải. Hy vọng qua video này, bạn có thể hiểu nhiều hơn về tác hại của stress đối với sức khỏe và lựa chọn những cách giảm stress hiệu quả, phù hợp với bạn.
- Làm thế nào để giảm căng thẳng?
- Những điều cần biết khi yêu một người trầm cảm
- Lý do bạn chóng mặt sau khi ăn đồ ngọt