Mục lục
- 1. 1. Khai phá bản thân trên đa phương diện
- 2. 2. Tập trung vào các quan điểm phù hợp với bản thân
- 3. 3. Lên kế hoạch chi tiết cho việc chăm sóc bản thân
- 4. 4. Phát huy sự quan tâm và lòng trắc ẩn là việc làm để tập trung vào bản thân
- 5. 5. Theo đuổi sở thích cá nhân
- 6. 6. Thoát khỏi định kiến so sánh
- 7. 7. Tự vấn lại các giá trị bản thân
- 8. Đánh giá
Việc lơ là đến ước mơ, các mong muốn cá nhân có thể khiến nhiều người cảm thấy kiệt sức hay thậm chí là stress, lo âu. Chính vì vậy tập trung vào bản thân không phải là ích kỷ mà chỉ là một định hướng giúp con người thỏa mãn nhu cầu được phát triển để cân bằng lại với các vấn đề xã hội. Dưới đây là 7 cách để tập trung vào bản thân mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.
1. Khai phá bản thân trên đa phương diện
Việc khai thác những vấn đề cốt lõi trong đời sống cá nhân luôn là một cách hiệu quả để hướng sự tập trung vào bản thân. Việc một người không hiểu rõ chính bản thân mình khiến họ thường gặp khó khăn trong việc đặt mục tiêu sống hay các giá trị quan khác. Chất xúc tác cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới bản thân có thể đến từ các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như thay đổi nghề nghiệp, sinh con, khủng hoảng hôn nhân. Đây chính là lúc mà sự tập trung vào bản thân cần phát huy giá trị để gợi mở nên những hướng đi mới trong đời sống con người.
2. Tập trung vào các quan điểm phù hợp với bản thân
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của những ý kiến góp ý từ người thân hay bạn bè về các vấn đề trong đời sống nhưng cũng cần phải lưu ý rằng đây chỉ là những ý kiến tham khảo trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ranh giới mong manh giữa việc con người đang thực sự làm theo ước nguyện hay vô thức tuân theo những ý kiến xã hội đôi lúc khiến giá trị của bản thân trở nên sa sút. Hãy cố gắng tập trung vào những ước muốn và sở thích cá nhân có thể đem lại niềm vui, sự thoải mái trong tâm hồn hơn là chạy theo ý kiến của số đông.
Đơn cử như việc hẹn hò và kết hôn luôn là vấn đề cần cân nhắc kỹ càng và nên nhận được những ý kiến giá trị của những người thân thuộc với bạn. Tuy nhiên, một người độc thân không muốn hẹn hò không có nghĩa là họ đang cô đơn hay không trọn vẹn. Việc các ý kiến khích lệ họ mở rộng các mối quan hệ thậm chí có thể khiến họ cảm thấy áp lực hay stress. Trên thực tế, một số người lựa chọn việc sống độc thân vĩnh viễn còn viên mãn hơn so với việc cố gắng theo đuổi những mối quan hệ mà họ không thực sự mong muốn.
3. Lên kế hoạch chi tiết cho việc chăm sóc bản thân
Trên thực tế, cách tập trung vào bản thân chính là việc xoay quanh các phương pháp tự chăm sóc bản thân để đáp ứng nhu cầu của bạn. Mỗi người đều có những nhu cầu không thể thiếu để chăm sóc sức khỏe như giấc ngủ, dinh dưỡng, thể dục hay thư giãn. Vì vậy việc lên kế hoạch chi tiết cho việc chăm sóc bản thân có thể giúp bạn phân bố đủ thời gian cho các hoạt động giúp chữa lành tâm hồn, nạp lại năng lượng tích cực cho cuộc sống.
Một danh sách các hoạt động chăm sóc bản thân có thể kể đến như:
- Các hoạt động thể chất;
- Những món ăn ưa thích giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy tâm trạng tốt hơn;
- Thử các phương pháp thiền;
- Viết nhật ký hay vẽ;
- Đọc sách;
- Cố gắng dành khoảng 2 giờ mỗi tuần cho việc ra ngoài và hít thở không khí.
Bạn không cần phải cố gắng làm tất cả mọi thứ ngay từ khi bắt đầu, hãy để thời gian cho cơ thể thích nghi với các hoạt động tập trung phát triển bản thân.
4. Phát huy sự quan tâm và lòng trắc ẩn là việc làm để tập trung vào bản thân
Quan tâm và giúp đỡ người khác không hề đối nghịch với việc tập trung vào bản thân mà ngược lại còn thể hiện lòng trắc ẩn và củng cố các mối quan hệ với người thân, bạn bè. Không những vậy, đối xử tốt với những người xung quanh còn giúp cải thiện tâm hồn bằng cách thúc đẩy cảm giác hạnh phúc khi làm những điều tích cực.
Chỉ cần đừng quên đối xử với bản thân cũng bằng sự tử tế và lòng trắc ẩn dành cho người khác thì việc phát huy sự quan tâm và lòng trắc ẩn sẽ giúp bạn nhận lại những điều tích cực từ những người xung quanh. Tuy nhiên, cũng nên hướng những suy nghĩ vào bản thân để đạt được trạng thái tốt nhất trước khi nghĩ đến việc giúp đỡ những người xung quanh.
5. Theo đuổi sở thích cá nhân
Những người bận rộn hay đang trong các mối quan hệ phức tạp thường có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho những mối quan hệ này thay vì các sở thích cá nhân của họ. Theo thời gian, niềm cảm hứng với các sở thích này sẽ phai nhạt khiến họ mất đi một công cụ để xoa dịu bản thân và đem lại cảm hứng trong cuộc sống. Do đó việc loại bỏ những sở thích cá nhân có thể phản tác dụng, không nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn khiến bản thân trở nên căng thẳng, thiếu không gian và thời gian để nạp lại năng lượng tích cực. Đặc biệt khi mới kết thúc một mối quan hệ, nhiều người gặp khó khăn trong việc đối mặt với sự cô đơn và nếp sống quen thuộc trong thời gian dài. Tuy nhiên có thể tận dụng việc này như một cơ hội để khám phá những sở thích mới hay khơi gợi những đam mê cũ giúp tập trung vào bản thân hơn.
6. Thoát khỏi định kiến so sánh
Những tình huống so sánh bản thân với những khoảnh khắc hạnh phúc của người đối diện không hề hiếm gặp trong thực tế mặc dù bản thân không thực sự biết được cách mà họ tìm thấy sự thỏa mãn trong cuộc sống. So sánh thực ra không xấu và có thể đóng vai trò thúc đẩy con người phấn đấu và phát triển để đạt được những mục tiêu cao hơn. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo những gì mà người khác nắm giữ có thể giúp bạn hạnh phúc tương đương với mức độ hạnh phúc họ đang có. Vì vậy hãy ngừng so sánh bản thân với người khác để loại bỏ sự phân tâm khỏi những thứ thực sự quan trọng với bạn.
7. Tự vấn lại các giá trị bản thân
Sự nghi hoặc bản thân là không thể tránh khỏi tại một số thời điểm trong cuộc sống, đặc biệt khi con người đang trong một tình trạng khó khăn hoặc vừa bước ra từ một mối quan hệ lâu dài. Việc dành thời gian để suy ngẫm lại những phẩm chất và giá trị vốn có của bản thân sẽ giúp con người tập trung hơn cho việc trở thành con người mà họ mong muốn. Sau khi đã xác định được các giá trị của bản thân thì việc kết hợp chúng vào thực tế đời sống sẽ giúp cuộc sống được vận hành một cách trơn tru và có ý nghĩa hơn.
Tóm lại, dành nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ không phải là việc làm sai trái mà ngược lại còn mang lại hiệu quả tích cực trong các mối quan hệ xã hội như tình yêu, sự gần gũi và đồng hành, giúp con người thỏa mãn nhu cầu được phát triển để cân bằng lại với các vấn đề xã hội.
Nguồn tham khảo: healthline.com
- Đi xông hơi nhiều có tốt không?
- Tắm nước lạnh so với tắm nước nóng - loại nào tốt hơn?
- Tại sao thư giãn lại quan trọng?