Đệm của bạn có thể không phải là thứ đầu tiên bạn nghĩ đến khi bạn ngủ không ngon. Nhưng cơ thể bạn có thể nhận biết được khi nào bạn cần thay đệm trước khi bạn thực hiện điều đó. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nệm bị hỏng hoặc cần thay mới để giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thêm những thông tin về sử dụng đệm, khi nào cần thay đệm.
1. Các dấu hiệu cho thấy bạn cần thay nệm
1.1. Thức dậy với cảm giác đau lưng
Khi bạn thức dậy mỗi ngày với cảm giác đau nhức mới, có lẽ bạn cần thay thế tấm nệm cũ thành một tấm nệm mới. Nệm bị hỏng có thể gây đau cổ, vai, lưng dưới và hông của cơ thể. Lý do xảy ra bởi vì nệm không còn cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cần thiết cho cơ thể khiến cho bạn cảm thấy nằm đệm đau lưng.
Bạn cũng có thể nhận thấy đường nét cơ thể tạo hình trên giường nệm của mình Khi nệm bị mất hình dạng, nó không còn hỗ trợ độ cong tự nhiên của cột sống của cơ thể, đồng thời làm tăng thêm căng thẳng cho các bộ phận khác của cơ thể khi bạn ngủ.
Nệm sẽ bị hỏng dần dần thời theo gian và khi sử dụng đệm có thể khiến bạn cảm thấy căng tức hoặc đau nhức ở một số vùng nhất định trên cơ thể. Bạn có thể ngay lập tức đổ lỗi cho chiếc nệm trên giường. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những triệu chứng gây đau. Đặc biệt nếu cơn đau của bạn không phải xuất phát từ những lý do khác.
1.2. Dấu hiệu nệm bị hao mòn
Khi nệm của bạn bắt đầu có dấu hiệu hao mòn, đã đến lúc phải thay mới. Các dấu hiệu của sự hao mòn đệm bao gồm: chảy xệ, ố, độ đàn hồi kém... hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác của nệm mà bạn không nên bỏ qua bao gồm:
- Các vết lõm sần sùi hoặc sâu
- Bọt bị lỗi hoặc di chuyển xung quanh
- Lò xo đang chọc ra khỏi đệm
1.3. Bệnh dị ứng hoặc bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn
Nếu tình trạng dị ứng của bạn trở nên tồi tệ hơn mà xảy ra không phải là mùa dị ứng, thì bạn có thể nghĩ ngay tới trường hợp đệm giường đã xuống cấp. Phân mạt bụi của đệm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, gây dị ứng và hen suyễn. Nệm cũ có thể gặp nhiều vấn đề về mạt bụi hơn.
Mặc dù nệm cũ không chỉ chứa số lượng mạt bụi cao nhất so với các vật dụng khác trong nhà của bạn, mà còn có các thành phần như: vi khuẩn, các chất gây dị ứng...
1.4. Tuổi thọ của đệm quá cao
Các loại nệm khác nhau có tuổi thọ khác nhau. Một tấm đệm nước sẽ tồn tại lâu nhất, từ 12 đến 15 năm. Còn với loại đệm có lớp bọt - cao su hoặc gel - thường có tuổi thọ kéo dài khoảng 10 đến 15 năm. Giường xốp hoạt tính có thể tồn tại từ 8 đến 10 năm nếu được sử dụng đúng cách. Tuổi thọ của nệm phụ thuộc vào việc chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách.
Đầu tư vào một tấm nệm chất lượng có vai trò rất quan trọng - chất lượng đó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của nệm và cũng như sức khỏe của bạn. Thông thường, bạn nên thay đệm trong khoảng thời gian từ sáu đến tám năm một lần. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên bắt đầu tìm một tấm nệm mới ngay khi cảm thấy không còn thoải mái nữa. Khi bạn già đi và cơ thể thay đổi, bạn sẽ cần loại đệm hỗ trợ đặc biệt hơn so với lúc trẻ tuổi.
1.5. Bạn có cảm giác nóng khi lưng
Nếu bạn cảm thấy nóng khi nằm trên giường hoặc thức dậy đổ mồ hôi, đệm của bạn có thể cần được thay thế. Nệm càng lâu, vật liệu sẽ càng mềm và hạn chế luồng khí trên bề mặt.
Nệm có thể bị mòn nhanh hơn nếu bạn để phòng nóng hoặc lạnh bất thường. Sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm vỡ vật liệu và thường xảy ra nhất đối với những người sử dụng đệm hoàn toàn bằng bọt.
1.6. Khó ngủ
Khó ngủ là dấu hiệu cuối cùng cho thấy bạn có thể cần thay đệm. Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ giảm sút có thể gây ra căng thẳng đáng kể và các vấn đề về giấc ngủ mãn tính bao gồm:
- Tâm trạng giảm sút
- Cảm thấy không đủ năng lực bản thân
- Chức năng tinh thần và cảm xúc kém hơn
Nếu nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu này, bạn nên bắt đầu tìm kiếm chiếc nệm mới để thay thế chiếc nệm đang sử dụng. Giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể con người và giấc ngủ chất lượng - hoặc thiếu ngủ - có thể ảnh hưởng đến hoạt động cả ngày của bạn.
2. Cách giữ nệm được bền
Nếu bạn muốn tăng tuổi thọ và độ bền của nệm bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau:
- Sử dụng tấm bảo vệ nệm. Đặt một tấm bảo vệ nệm lên trên nệm của bạn có thể nhanh chóng giúp bảo vệ nệm khỏi bụi và nấm mốc. Với cách sử dụng tấm bảo vệ nệm là một cách dễ dàng để tăng thêm tuổi thọ cho nệm của bạn.
- Nâng đỡ nệm đúng cách. Nếu nệm không được đặt ở nền thích hợp bên dưới, nó có thể bị chảy xệ.. Ngoài ra, một số nệm đi kèm với một lò xo hộp. Bạn nên tham khảo về thương hiệu nệm cụ thể để tìm loại nệm hoặc giường phù hợp.
- Bạn không nên nhảy lên giường. Mặc dù việc để trẻ nhảy lên giường có thể rất thú vị, nhưng điều này có thể làm hỏng nệm và giảm tuổi thọ của nó. Bọt có thể bắt đầu vỡ nhanh hơn và các cuộn dây cũng có thể yếu đi khi dùng lực quá mạnh.
- Không ăn khi ở trên giường. Nếu bạn thích ăn nhẹ trên giường, có lẽ đã đến lúc bạn phải thay đổi cách làm của mình. Thức ăn có thể làm bẩn nệm và các mảnh vụn có thể khiến côn trùng di chuyển vào nệm. Rệp có thể được xem như yếu tố tồi tệ nhất; chúng có thể làm hỏng nệm...
- Làm sạch và hút bụi nệm. Nếu đệm bị bẩn, bạn nên làm sạch ngay lập tức. Bạn có thể làm sạch mọi vết bẩn trên nệm bằng cách sử dụng một miếng vải trắng và hỗn hợp đơn giản gồm baking soda, hydrogen peroxide và xà phòng rửa bát. Đồng thời bạn cũng nên hút bụi nệm một vài lần trong năm; điều này có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ của bụi bẩn.
- Thường xuyên xoay và lật nệm. Điều này không nhất thiết áp dụng cho nệm có kết cấu phân vùng hoặc kết cấu kết hợp nhiều lớp. Tuy nhiên, một số đệm lò xo tiêu chuẩn nên được lật hoặc xoay một vài lần trong năm.
- Bọc nệm bằng ni lông khi di chuyển. Nếu bạn cần di chuyển nệm, bạn hãy nhớ bọc nệm bằng ni lông. Nếu nệm không được bảo vệ, nệm có thể bám bụi bẩn, phấn hoa và những con rệp khó chịu trên những con bọ này. Tuy nhiên, một tấm nhựa mỏng sẽ bảo vệ nệm.
Nguồn tham khảo: webmd.com, mattressclarity.com
- Ngủ đủ giấc có giảm cân không?
- Ăn trước khi ngủ: Tốt hay xấu?
- 9 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi đi ngủ