17-01-2024 10:16

4 nguyên tắc cần nhớ khi chăm trẻ bị sởi

4 nguyên tắc cần nhớ khi chăm trẻ bị sởi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có mức độ lây lan nhanh. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy dinh dưỡng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có những hiểu biết cần thiết để theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách.

1. Bốn nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ bị sởi

Khi chăm sóc trẻ bị sởi, cha mẹ cần ghi nhớ bốn nguyên tắc dưới đây:

Một: Điều trị hỗ trợ các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, nghẹt mũi, đỏ mắt và đau miệng

Hai: Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường bú mẹ

Ba: Bổ sung vitamin A vào cơ thể bé

Bốn: Theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh sởi

  • Sốt: Khi trẻ bị sốt nên để trẻ mặc thoáng, không mặc nhiều quần áo hay quấn chăn lên người trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Cho trẻ bú nhiều hơn, kết hợp cho trẻ uống thêm nhiều nước.
  • Ho: Nếu trẻ bị ho nhưng không kèm theo thở nhanh, có thể cho bé uống thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ hoặc một phương thuốc thảo dược như trà chanh, mật ong an toàn cho trẻ (nên hỏi ý kiến bác sĩ, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).
  • Nghẹt mũi: Nên cho trẻ rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi trước khi cho bú hoặc ăn.
  • Mắt đỏ (viêm kết mạc): Phụ huynh nên lau mặt cho bé bằng khăn sạch mềm, thấm ướt. Nếu mắt bị dính ghen thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
  • Đau loét miệng: Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch (tốt nhất là bằng nước muối) càng nhiều lần càng tốt, ít nhất 4 lần/ ngày. Cho trẻ uống nước thường xuyên
bi-soi-phai-lam-sao-1
Cần theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh

2. Các phương pháp chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh tại nhà.

Thực hiện các biện pháp cách ly như sau:

  • Cách ly trẻ bị bệnh với trẻ lành.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người chăm sóc trẻ cần tự bảo vệ bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Tắm hàng ngày, tránh để lạnh, thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ. Tránh các quan niệm không đúng như kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Cắt móng tay tránh gãi làm xước da tạo điều kiện cho bệnh lây lan và nặng hơn
  • Nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối 0,9% 3 lần/ngày.
  • Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú kết hợp bổ sung dinh dưỡng hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
  • Nên chế biến thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa và chú trọng đến khẩu vị của bé. Trong trường hợp trẻ có xuất hiện tiêu chảy, viêm phổi thì nên bổ sung kẽm trong chế độ ăn. Cho trẻ uống nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A hoặc bổ sung bằng thuốc với liều lượng như sau:
  • Trẻ dưới 6 tháng: Cho uống 50.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ 6- 12 tháng: Cho uống 100.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: Cho uống 200.000 đơn vị/ ngày x2 ngày liên tiếp.
  • Nếu trẻ thiếu Vitamin A thì nên cho trẻ uống lặp lại sau 4-6 tuần

3. Khi nào trẻ cần được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời?

bi-soi-phai-lam-sao-2
Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi thấy biểu hiện thở nhanh

Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi thấy các biểu hiện:

  • Thở nhanh: Trẻ được coi là thở nhanh khi tần suất thở > 50 nhịp/phút với trẻ dưới 1 tuổi và > 40 nhịp/phút với trẻ trên 1 tuổi.
  • Trẻ có các biểu hiện của mất nước bao gồm môi khô, khóc không nước mắt, khát nước, quấy.
  • Khi khóc nghe thấy tiếng thở rít, giọng khàn.
  • Trẻ bị loét miệng, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, đau mắt, đau tai, sốt kéo dài trên 4 ngày.

Trẻ cần nhập viện khi có các biểu hiện:

  • Trẻ không thể uống nước hay bú sữa mẹ
  • Trẻ bị co giật, sốt cao không hạ, li bì, khó thức dậy
  • Trẻ bị loét miệng nhiều
  • Trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực, thở nghe thấy tiếng rít
  • Trẻ có biểu hiện mất nước nặng bao gồm môi khô, da chùng xuống, khóc không nước mắt, đi tiểu ít
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
  • Trẻ bị loét giác mạc, nhìn kém, viêm tai xương chũm

Tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Trường hợp trẻ bị sởi có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Triệu chứng bệnh sởi và tiêm vacxin sởi phòng ngừa bệnh
XEM THÊM:
  • Thời gian ủ bệnh sởi là bao lâu?
  • Dịch sởi bùng phát: Nên kiêng gì, nên làm gì?
  • Chăm sóc trẻ khi bị bệnh sởi

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan