Mục lục
- 1. 1. Tại sao khó buông bỏ quá khứ
- 2. 2. 12 cách buông bỏ quá khứ
- 2.1. 2.1. Tạo một câu thần chú tích cực để chống lại những suy nghĩ đau khổ
- 2.2. 2.2. Tạo khoảng cách vật lý
- 2.3. 2.3. Làm việc của riêng bạn
- 2.4. 2.4. Thực hành chánh niệm
- 2.5. 2.5. Hãy nhẹ nhàng với chính mình
- 2.6. 2.6. Cho phép những cảm xúc tiêu cực tuôn trào
- 2.7. 2.7. Chấp nhận rằng đối phương có thể không xin lỗi
- 2.8. 2.8. Tham gia vào việc chăm sóc bản thân
- 2.9. 2.9. Kết nối với những người bạn
- 2.10. 2.10. Cho phép bản thân nói về những điều trong quá khứ
- 2.11. 2.11. Hãy mở rộng và cho phép tha thứ cho chính bản thân
- 2.12. 2.12. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp
- 3. Đánh giá
Buông bỏ quá khứ là một thử thách đối với mỗi người. Trong một số trường hợp những sự kiện trong quá khứ khiến cho bạn cảm thấy rất khó khăn có thể buông bỏ trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, một số tình huống trong quá khứ kéo dài có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Việc buông bỏ quá khứ sẽ giúp bạn quên đi những tổn thương được gây ra trong quá khứ và làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn ở cuộc sống hiện tại.
1. Tại sao khó buông bỏ quá khứ
Kinh nghiệm sống ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách khác nhau. Một số người sẽ cảm thấy dễ dàng tiếp tục công việc cũng như cuộc sống hàng ngày sau một trải nghiệm khó khăn, trong khi những người khác nhận thấy rằng những trải nghiệm này có tác động lâu dài đến sức khỏe tinh thần của bản thân.
Những người thực hiện đấu tranh để bỏ qua các sự kiện cụ thể trong quá khứ có thể đã trải qua chấn thương. Chấn thương là một loại vết thương tâm lý có thể là hậu quả của bất kỳ trải nghiệm đau buồn nào, chẳng hạn như mất mát, nguy hiểm hoặc xấu hổ sâu sắc.
Thông thường, mọi người liên hệ chấn thương với việc tham gia vào một sự kiện bạo lực, chẳng hạn như chiến tranh. Tuy nhiên, những hoạt động trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến mọi người không trừ một ai. Sự đau khổ mà những việc trong quá khứ gây ra cũng có thể thay đổi cách suy nghĩ của mọi người.
Một số người gặp phải tình trạng suy nghĩ lung tung với các vấn đề đã xảy ra trong quá khứ hoặc có xu hướng suy nghĩ thái quá về những điều giống nhau.
Tuy nhiên, việc suy xét lại có thể khiến việc giải quyết vấn đề trở nên khó khăn hơn, do đó ngăn cản mọi người tiến lên phía trước. Đây cũng là đặc điểm chung của bệnh trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu tổng quát và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Mọi người cũng có thể níu kéo quá khứ vì những lý do khác. Ví dụ, họ có thể khao khát những trải nghiệm tích cực hiện đã qua hoặc đắm chìm trong những sự kiện trong quá khứ vì mong muốn vô thức để tránh bị tổn thương ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.
2. 12 cách buông bỏ quá khứ
2.1. Tạo một câu thần chú tích cực để chống lại những suy nghĩ đau khổ
Làm sao để buông bỏ quá khứ? Cách bạn nói chuyện với chính mình có thể khiến bạn tiến lên phía trước hoặc bị mắc kẹt. Thông thường, có một câu thần chú mà bạn tự nói với bản thân trong những lúc đau đớn về tình cảm có thể giúp bạn điều chỉnh lại suy nghĩ của mình.
Ví dụ, nhà tâm lý học lâm sàng Carla Manly cho rằng thay vì bạn có thể bị mắc kẹt trong một vấn đề nào đó, thì bạn có thể nói “ không thể tin rằng điều đó đã xảy ra với bản thân!” nhưng bạn có thể thử một câu thần chú tích cực chẳng hạn như, "Tôi thật may mắn khi có thể tìm thấy một con đường mới trong cuộc sống - một con đường tốt cho tôi."
2.2. Tạo khoảng cách vật lý
Không có gì lạ khi nghe ai đó nói rằng bạn nên tạo khoảng cách với họ hoặc có thể đang xảy ra tình huống khiến bạn khó chịu. Theo tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Ramani Durvasula, đó không phải là một cách thực hiện tồi tồi. Khi tạo ra khoảng cách về thể chất hoặc tâm lý giữa chúng ta và người khác hoặc hoàn cảnh có thể giúp chúng ta buông bỏ những vấn đề không vui trong quá khứ vì lý do đơn giản chúng ta không phải nghĩ về nó, xử lý nó hoặc bị nhắc nhở về nó.
2.3. Làm việc của riêng bạn
Tập trung vào bản thân sẽ quan trọng khi bạn muốn buông bỏ những chuyện buồn trong quá khứ. Bạn phải đưa ra lựa chọn để giải quyết những tổn thương mà bạn đã trải qua. Khi bạn nghĩ về một người đã khiến bạn bị đau đớn, bạn hãy đưa bản thân trở lại hiện tại. Sau đó, hãy tập trung vào điều gì đó mà bạn cảm thấy mang lại cho bạn sự thoải mái tốt nhất
2.4. Thực hành chánh niệm
Lisa Olivera, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình cho biết, khi bạn càng có thể tập trung vào thời điểm hiện tại, thì quá khứ hoặc tương lai của bạn sẽ càng ít ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bản thân.
Khi bạn bắt đầu tập chánh niệm thì nỗi đau của bạn sẽ kiểm soát bạn ít hơn, và bạn có nhiều quyền tự do hơn để lựa chọn cách chúng ta muốn phản ứng với cuộc sống của mình.
2.5. Hãy nhẹ nhàng với chính mình
Làm thế nào để buông bỏ quá khứ? Nếu phản ứng đầu tiên của bạn đối với các hoạt động trong quá khứ và không thể vượt qua hoàn cảnh đau khổ mà chỉ là những chỉ trích bản thân, thì đã đến lúc bạn nên thể hiện lòng tốt và lòng trắc ẩn với chính bản thân mình.
Olivera nói rằng điều này giống như cách đối xử tốt với bản thân cũng tương tự như chúng ta đối xử với một người bạn, tự cung cấp cho bản thân lòng trắc ẩn và tránh so sánh giữa hành trình của bản thân với những người khác.
Tổn thương là điều khó có thể tránh khỏi, và bạn có thể không tránh khỏi đau đớn; Tuy nhiên, bạn có thể chọn cách đối xử tử tế và dễ thương khi nó xảy ra.
2.6. Cho phép những cảm xúc tiêu cực tuôn trào
Nếu bạn sợ cảm thấy những cảm xúc tiêu cực đang khiến bạn tránh xa chúng, thì bạn đừng lo lắng. Thay vì cảm nhận những cảm xúc tiêu cực này, thì mọi người chỉ cố gắng né tránh chúng có thể làm gián đoạn quá trình buông bỏ. Những cảm xúc tiêu cực này giống như các chất riptide và bạn hãy để chúng tự thoát ra khỏi bạn... Điều đó có thể cần đến sự can thiệp của sức khỏe tâm thần.
2.7. Chấp nhận rằng đối phương có thể không xin lỗi
Chờ đợi một lời xin lỗi từ người hay đối phương đã làm tổn thương bạn sẽ làm chậm quá trình buông bỏ. Nếu bạn đang trải qua tổn thương và đau đớn, điều quan trọng bạn cần làm chính là bạn phải chăm sóc cho sự chữa lành của chính mình. Khi đó bạn phải chấp nhận rằng người làm tổn thương bạn sẽ không xin lỗi.
2.8. Tham gia vào việc chăm sóc bản thân
Khi bạn bị tổn thương, chúng ta thường cảm thấy như không có gì khác ngoài tổn thương. Các chuyên gia tâm lý cho rằng thực hành tự chăm sóc bản thân có thể giống như thiết lập ranh giới, nói không, làm những điều mang lại cho bạn niềm vui và sự thoải mái, và bạn nên tự lắng nghe nhu cầu của bản thân trước tiên.
Bạn càng có thể triển khai việc tự chăm sóc bản thân vào cuộc sống hàng ngày của mình tốt, thì bạn càng được trao quyền nhiều hơn.
2.9. Kết nối với những người bạn
Mẹo đơn giản nhưng mạnh mẽ có thể giúp bạn vượt qua nhiều tổn thương khi bạn thực hiện kết nối với những người bạn xung quanh. Bạn không thể sống một mình và cũng không thể mong đợi bản thân vượt qua nỗi đau một mình. Vì vậy, bạn hãy cho phép bản thân dựa vào những người thân yêu và sự hỗ trợ của họ là một cách tuyệt vời không chỉ hạn chế sự cô lập mà còn nhắc nhở bạn về những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính bản thân bạn.
2.10. Cho phép bản thân nói về những điều trong quá khứ
Khi bạn đang đối mặt với những cảm giác đau đớn hoặc một tình huống có thể làm cho bạn tổn thương, điều quan trọng là bạn phải cho phép bản thân được nói về những điều này. Các nhà tâm thần học nói rằng đôi khi mọi người không thể buông bỏ quá khứ vì họ cảm thấy họ không được phép nói về điều đó.
Nhưng khi nói ra được những điều này mới là điều quan trọng. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên tìm một người bạn hoặc nhà trị liệu kiên nhẫn và chấp nhận cũng như sẵn sàng trở thành người đồng hành cùng bạn.
2.11. Hãy mở rộng và cho phép tha thứ cho chính bản thân
Vì việc chờ đợi đối phương xin lỗi có thể khiến quá trình buông tay bị đình trệ, bạn có thể phải nỗ lực để tha thứ cho chính mình. Tha thứ rất quan trọng đối với quá trình chữa lành vì nó cho phép bạn trút bỏ sự tức giận, cảm giác tội lỗi, xấu hổ, buồn bã hoặc bất kỳ cảm giác nào khác mà bạn có thể đang trải qua và tiếp tục ở hiện tại và tương lai.
2.12. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp
Nếu bạn đang đấu tranh để bỏ qua trải nghiệm đau đớn, bạn có thể được hưởng nhiều lợi ích khi nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Đôi khi, rất khó để tự thực hiện các mẹo này và bạn cần một chuyên gia có kinh nghiệm để giúp hướng dẫn bạn trong suốt quá trình.
Buông bỏ quá khứ hay buông bỏ những tổn thương trong quá khứ, bạn cần phải đưa ra quyết định tỉnh táo để kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, điều này có thể mất thời gian và luyện tập. Hơn nữa, bạn nên tử tế với bản thân khi bạn tập trung lại cách bạn nhìn nhận tình hình và ăn mừng những chiến thắng nhỏ mà bạn có được.
- Tác dụng của thuốc Sertraline 50mg
- Cách tâm trí đối phó với tình yêu đơn phương
- Ăn uống chánh niệm: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu