Mục lục
Bài viết của Bác sĩ Hồ Thị Anh Thư - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Kén ăn là điều hoàn toàn bình thường khi trẻ mới biết đi. Khi trẻ được 1 tuổi, trẻ thường tăng gấp ba lần cân nặng. Đi kèm với tốc độ phát triển của trẻ, việc thèm ăn có xu hướng chậm lại. Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá thất vọng vì tình trạng kén ăn thường gặp ở lứa tuổi này. Chỉ cần chuẩn bị sẵn các thực phẩm lành mạnh và nhớ rằng theo thời gian, sự thèm ăn và hành vi ăn uống của con sẽ giảm dần. Sau đây là một số mẹo có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn kén ăn.
1. Ăn chung với gia đình
Ăn chung với gia đình thường xuyên nhất có thể. Điều này có nghĩa là không có phương tiện truyền thông nào làm trẻ phân tâm như: tivi hoặc điện thoại di động vào giờ ăn. Sử dụng thời gian này thành lập chế độ ăn uống lành mạnh. Nấu cùng món ăn cho cả gia đình và bé, từ chối làm món khác nếu con bạn từ chối những món bạn đưa ra. Nếu bạn chiều theo ý muốn của trẻ, việc này dẫn đến tình trạng trẻ kén ăn. Cố gắng bao gồm ít nhất một loại thực phẩm mà con bạn thích trong mỗi bữa ăn và tiếp tục cung cấp những món khác để bữa ăn cân bằng, cho dù trẻ có ăn hay không.
2. Tránh ép trẻ ăn
Nếu trẻ từ chối bữa ăn, tránh ép trẻ ăn. Tốt cho trẻ học cách lắng nghe cơ thể mình và sử dụng cảm giác đói như một chỉ dẫn. Ví dụ, nếu trẻ ăn một bữa sáng hoặc bữa trưa thịnh soạn, trẻ có thể không muốn ăn nhiều vào những bữa còn lại trong ngày. Cha mẹ có trách nhiệm cung cấp thức ăn và đứa trẻ quyết định lượng ăn. Việc ép trẻ ăn hoặc phạt trẻ nếu trẻ không ăn có thể khiến trẻ chủ động không thích những món ăn mà đáng ra trẻ có thể thích.
3. Không hối lộ trẻ
Cố gắng không mua chuộc con bạn bằng những món ăn vặt để ăn những thức ăn khác. Điều này có thể làm cho thức ăn "hối lộ" trở nên thú vị hơn, và thức ăn mà bạn muốn trẻ thử là món ăn khó chịu. Điều này dẫn đến những trận chiến dai dẳng trên bàn ăn.
4. Thử đi thử lại
Đừng vì một lần trẻ từ chối một loại thức ăn nào đó mà bỏ cuộc. Tiếp tục cho trẻ ăn những thức ăn mới và những thức ăn mà con bạn không thích trước đây. Có thể mất tới 10 lần hoặc hơn 10 lần nếm thức ăn để trẻ chấp nhận món ăn đó. Ăn đúng giờ và hạn chế ăn vặt có thể giúp trẻ thấy đói và dễ chấp nhận một loại thức ăn mới được giới thiệu.
Đây cũng là cách vô cùng hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng trong trường hợp bé kén ăn.
5. Thức ăn đa dạng
Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là rau và trái cây, và bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt và cá đã tách xương ít nhất 2 lần mỗi tuần. Giúp con bạn khám phá hương vị và kết cấu mới trong thực phẩm. Hãy thử thêm các loại thảo mộc và gia vị khác nhau vào các bữa ăn để làm món ăn ngon hơn. Nhằm giảm thiểu lãng phí đồ ăn, hãy cho trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn mới giới thiệu và đợi ít nhất một hoặc hai tuần trước khi cho trẻ ăn lại thức ăn đó.
6. Làm cho món ăn trở nên thú vị
Trẻ đặc biệt thích thử các loại thức ăn được sắp xếp theo những cách bắt mắt, sáng tạo. Làm cho thức ăn trông không thể cưỡng lại bằng cách sắp xếp chúng thành những hình thù vui nhộn, nhiều màu sắc mà trẻ có thể nhận ra. Trẻ em ở độ tuổi này cũng có xu hướng thích ăn các món nhiều màu sắc. Thức ăn cỡ ngón tay cũng dễ làm trẻ nhỏ bị sặc. Cắt thức ăn rắn thành từng miếng vừa ăn mà trẻ có thể dễ dàng ăn được, đảm bảo rằng các miếng này đủ nhỏ để tránh nguy cơ mắc nghẹn.
7. Cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn
Một trong những cách khắc phục tình trạng, trẻ biếng ăn là hãy để con bạn chọn loại trái cây, rau... để làm cho bữa ăn hoặc cho trẻ lựa chọn món ăn khi đến cửa hàng tạp hóa hoặc chợ. Cùng nhau đọc sách dạy nấu ăn phù hợp với trẻ em và để con bạn chọn ra những công thức nấu ăn mới để thử.
8. Những đầu bếp tí hon
Một số công việc trẻ có thể phụ ba mẹ (tất nhiên là có nhiều sự giám sát) như: lặt rau, khuấy, đếm nguyên liệu, hái các loại thảo mộc tươi từ vườn hoặc bậu cửa sổ, và “vẽ” dầu ăn bằng cọ làm bánh ngọt, nêu tên một số món ăn.
9. Nguyên tắc bắc cầu
Khi một loại thực phẩm được chấp nhận, hãy sử dụng phương pháp "cầu nối thực phẩm" để giới thiệu những món khác có màu sắc, hương vị và kết cấu tương tự để giúp mở rộng sự đa dạng trong những món con bạn sẽ ăn. Ví dụ, nếu con bạn thích bánh bí ngô, hãy thử khoai lang nghiền và sau đó là cà rốt nghiền.
10. Kết hợp món ăn
Ban đầu hãy thử cho trẻ ăn những thức ăn lạ hoặc hương vị mà trẻ nhỏ có xu hướng không thích (chua và đắng), sau đó những thức ăn quen thuộc mà trẻ thích hơn (ngọt và mặn). Chẳng hạn, kết hợp bông cải xanh (đắng) với pho mát bào (mặn) là một sự kết hợp tuyệt vời cho vị giác của trẻ.
Bên cạnh đó, ngoài chế độ ăn uống, trẻ cần được bổ sung: lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Điều cần nhớ nếu bạn lo lắng về chế độ ăn uống của con mình hay tình trạng trẻ biếng ăn, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn, họ có thể giúp gỡ rối và đảm bảo con bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Cũng nên nhớ rằng trẻ kén ăn thường là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ. Cố gắng hết sức để kiên nhẫn hướng dẫn trẻ trên con đường ăn uống lành mạnh.
Nguồn tham khảo: healthychildren.org
- 1 viên C sủi chứa bao nhiêu mg C?
- Làm thế nào để có một ngày khỏe mạnh từ sáng đến tối?
- Tóc mỏng, da có vảy khô, móng dễ gãy: Cảnh giác thiếu Vitamin B7 (biotin)