19-01-2024 15:22

Vườn ươm trên sông ở miền Tây

Vườn ươm trên sông ở miền Tây

 Những chậu cây giống được người dân làm bằng tay, chăm sóc trong khoảng 10 ngày rồi đem đi tiêu thụ, lời 50 đồng mỗi chậu.

Vườn ươm trên sông ở Cần Thơ

Người dân ở ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền có truyền thống ươm cây giống từ nhiều đời.

Người dân ở ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Cần Thơ có truyền thống ươm cây giống từ nhiều đời.

Chậu làm bằng lá chuối, cố định bằng tâm tre, được đơm phân là tro và trấu vào.

Chậu làm bằng lá chuối, cố định bằng tâm tre, được đơm phân là tro và trấu vào.

Tỉ mỉ xỏ từng chiếc chậu, bà Nguyễn Thị Bảy (52 tuổi) cho biết, bà bắt đầu công việc này từ khi về làm dâu, đến nay tròn 25 năm. "Nghề này không có mùa vụ, chúng tôi làm quanh năm. Gia đình chồng tôi làm nghề đã 3 đời", bà Bảy nói.

Tỉ mỉ xỏ từng chiếc chậu, bà Nguyễn Thị Bảy (52 tuổi) cho biết, bà bắt đầu công việc này từ khi về làm dâu, đến nay tròn 25 năm. “Nghề này không có mùa vụ, chúng tôi làm quanh năm. Gia đình chồng tôi làm nghề đã 3 đời”, bà Bảy nói.

Ông Trần Văn Lý Em (55 tuổi), chồng bà Bảy phụ trách lấy phân từ một cơ sở nổi tiếng ở vùng. "Ghe chở phân đến mỗi ngày, số lượng khoảng vài chục bao và chúng tôi tiêu thụ trong khoảng 2-3 ngày", ông cho biết.

Ông Trần Văn Lý Em (55 tuổi), chồng bà Bảy phụ trách lấy phân từ một cơ sở nổi tiếng ở vùng. “Ghe chở phân đến mỗi ngày, số lượng khoảng vài chục bao và chúng tôi tiêu thụ trong khoảng 2-3 ngày”, ông cho biết.

Theo bà Bảy, cơ sở của gia đình chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách, thường có số lượng lớn. "Chúng tôi ươm nhiều loại giống khác nhau, chủ yếu là cà, ớt, các loại rau, hoa... nhưng được đặt hàng nhiều nhất là bầu, dưa hấu, bí đao", bà nói.

Theo bà Bảy, cơ sở của gia đình chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách, thường có số lượng lớn. “Chúng tôi ươm nhiều loại giống khác nhau, chủ yếu là cà, ớt, các loại rau, hoa… nhưng được đặt hàng nhiều nhất là bầu, dưa hấu, bí đao”, bà nói.

Vỏ chậu sau khi đơm phân, ươm giống sẽ được xếp lên giàn. Trung bình mỗi ngày hai vợ chồng bà Bảy cùng vài nhân viên hoàn thành khoảng 5 thiên giống (mỗi thiên 1.000 chiếc).  Bà cho biết người mới làm sẽ dễ bị nản và không biết cách xếp sao để chậu thẳng hàng ngay lối, tiện cho việc đếm số lượng giao cho khách. "Nghề này ít cực, cái chính là phải kiên nhẫn và chịu khó", bà nói.

Vỏ chậu sau khi đơm phân, ươm giống sẽ được xếp lên giàn. Trung bình mỗi ngày hai vợ chồng bà Bảy cùng vài nhân viên hoàn thành khoảng 5 thiên giống (mỗi thiên 1.000 chiếc). Bà cho biết người mới làm sẽ dễ bị nản và không biết cách xếp sao để chậu thẳng hàng ngay lối, tiện cho việc đếm số lượng giao cho khách. “Nghề này ít cực, cái chính là phải kiên nhẫn và chịu khó”, bà nói.

Chậu giống sau khi lên giàn cần khoảng 10 ngày để phát triển. Sau đó, khách sẽ đến nhận theo hẹn.  Không ươm trên mặt đất, các chậu giống phát triển trên giàn được làm bằng xào tre, có mái lưới che. Phía dưới sàn có một lớp tro trấu để rễ cây hút chất dinh dưỡng.

Chậu giống sau khi lên giàn cần khoảng 10 ngày để phát triển. Sau đó, khách sẽ đến nhận theo hẹn. Không ươm trên mặt đất, các chậu giống phát triển trên giàn được làm bằng xào tre, có mái lưới che. Phía dưới sàn có một lớp tro trấu để rễ cây hút chất dinh dưỡng.

Ông Lý Em cho hay, mỗi chậu giống bán ra với giá 800 đồng, gia đình thu lời 50 đồng.

Ông Lý Em cho hay, mỗi chậu giống bán ra với giá 800 đồng, gia đình thu lời 50 đồng.

"Người dân miền Tây vốn sinh sống chủ yếu nhờ con nước. Nhưng khi con nước chưa về kịp, chúng tôi vẫn nuôi nhau được bằng nghề này", bà Bảy nói. Không chỉ gia đình ông Lý Em và bà Bảy, nhiều hộ dân sống tại ấp Nhơn Hưng cũng duy trì nghề ươm giống. Mỗi gia đình chuyên vài loại giống khác nhau làm thương hiệu.

“Người dân miền Tây vốn sinh sống chủ yếu nhờ con nước. Nhưng khi con nước chưa về kịp, chúng tôi vẫn nuôi nhau được bằng nghề này”, bà Bảy nói. Không chỉ gia đình ông Lý Em và bà Bảy, nhiều hộ dân sống tại ấp Nhơn Hưng cũng duy trì nghề ươm giống. Mỗi gia đình chuyên vài loại giống khác nhau làm thương hiệu.

Buổi chiều tháng 9, một nhóm du khách đạp xe quanh những con đường bê tông nhỏ, một bên là sông Ba Láng, phía còn lại là nhà của những người dân ấp Nhơn Hưng. Họ ghé thăm cơ sở ươm giống của gia đình ông Lý Em để tìm hiểu về quy trình cũng như cách cho ra một chậu cây mầm.

Buổi chiều tháng 9, một nhóm du khách đạp xe quanh những con đường bê tông nhỏ, một bên là sông Ba Láng, phía còn lại là nhà của những người dân ấp Nhơn Hưng, Cần Thơ. Họ ghé thăm cơ sở ươm giống của gia đình ông Lý Em để tìm hiểu về quy trình cũng như cách cho ra một chậu cây mầm.

Đánh giá