27-01-2024 16:10

Vườn quốc gia Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

Vườn quốc gia Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

Cách thủ đô Hà Nội 120 km, nằm sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, vườn quốc gia Cúc Phương đã trở nên vô cùng quen thuộc, thân thương của biết bao du khách trong và ngoài nước, đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

Vườn quốc gia Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Nguyen Viet Tai.

Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Nguyen Viet Tai.

Thành lập năm 1962, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá với tổng diện tích 22.408 ha. Năm 2022, tại giải thưởng Du lịch thế giới, vườn quốc gia Cúc Phương lần thứ 4 liên tiếp được trao danh hiệu “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á”.

Chim đớp ruội đuôi trắng. Ảnh: @nhattanla

Chim đớp ruồi đuôi trắng. Ảnh: @nhattanla.

Ảnh: My Giang.

Ảnh: My Giang.

Vì có nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Ở Cúc Phương có hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới điển hình, cây cối bốn mùa xanh tốt, có đường kính vài mét với chiều cao 40 – 50m. Nơi đây còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, hàng ngàn loài côn trùng.

Ảnh: @cinzial82.

Ảnh: @cinzial82.

Cây cổ thụ ở Cúc Phương. Ảnh: Diện Quách.

Cây cổ thụ ở Cúc Phương. Ảnh: Diện Quách.

Địa hình Karts đặc trưng của rừng nguyên sinh Cúc Phương chứa hệ giá trị khảo cổ học, cổ sinh học và địa chất, địa mạo phong phú. Trong đó đáng chú ý nhất là hang Con Moong, động Người Xưa… Ngoài ra, hàng chục hang động khô đã được phát hiện, nhưng núi rừng Cúc Phương vẫn còn nhiều hang động đang chờ đợi được thám hiểm.

Ảnh: Minh Phạm.

Ảnh: Minh Phạm.

Vườn quốc gia Cúc Phương có quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với 2.234 loài thực vật bậc cao và rêu, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.

Ảnh: Nguyễn Hoàng Cường.

Ảnh: Nguyễn Hoàng Cường.

Vườn đã xây dựng một vườn thực vật với diện tích 167 ha, đã trồng và sưu tập được 811 loài cây quý hiếm giúp bảo tồn nguồn gen. Trong đó có 210 loài cây gỗ Cúc Phương, 85 loài cây gỗ ở các vùng khác, 5 loài nhập nội, 25 loài cây thuộc họ ráy, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tre trúc, 17 loài tuế, 15 loài cau dừa, 296 loài cây thuốc và 140 loài lan. Hiện nhiều loại cây đang phát triển tốt, nhiều loài đã ra hoa, quả.

Ảnh: Lam Thanh.

Ảnh: Lam Thanh.

Ảnh: Paul Ryan.

Ảnh: Paul Ryan.

Về động vật có xương sống có 669 loài thuộc 120 họ, 35 bộ, gốm: 138 loài thú, 337 loài chim, 80 loài bò sát, 48 loài lưỡng cư, 66 loài cá. Trong số các loài cá sống ở các sông, suối Cúc Phương có một số loài mới được đặt tên lần đầu tiên đó là cá niết Cúc Phương và thằn lằn tai Cúc Phương…

Ảnh: Duc Dang.

Ảnh: Duc Dang.

Động vật không xương sống có 1.899 loài thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Trong đó lớp côn trùng đóng vai trò chính có số lượng rất lớn như bộ cánh cứng 454 loài, bộ cánh vẩy 378 loài và bộ cánh màng 314 loài.

Mùa bướm ở Cúc Phương. Ảnh: Hiếu Như Nguyễn.

Mùa bướm ở Cúc Phương. Ảnh: Hiếu Như Nguyễn.

Vườn quốc gia Cúc Phương còn có các hang động đẹp như: động Sơn Cung, động Phò Mã Giáng… Một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử cách nay từ 7.500 – 12.000 năm. Năm 2000 Cúc Phương đã phát hiện hóa thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay 200 – 230 triệu năm.

Rùa Cúc Phương. Ảnh: Isaak Vanthomme.

Rùa Cúc Phương. Ảnh: Isaak Vanthomme.

Vườn đang thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn gồm: Bảo tồn linh trưởng quý hiếm, bảo tồn các loài thú ăn thịt nhỏ và tê tê, bảo tồn rùa. Năm 2019, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của vườn quốc gia Cúc Phương đã tiếp tục chăm sóc 181 cá thể của 15 loài linh trưởng.

Ảnh: Dinh Tuan.

Ảnh: Dinh Tuan.

Về bảo tồn rùa, vườn cũng đã cứu hộ 185 cá thể rùa của 14 loài, sinh sản 415 cá thể của chín loài, thả về tự nhiên 82 cá thể của ba loài. Ngoài ra trung tâm còn chăm sóc, nhân nuôi 91 cá thể của tám loài thú ăn thịt nhỏ và tê tê. Trong năm 2019 đã tiếp nhận 204 cá thể của sáu loài, sinh sản mới được năm cá thể tê tê.

Ảnh: Báo Lao động Thủ đô.

Ảnh: Báo Lao Động Thủ Đô.

Khu vực Cúc Phương là nơi cư trú của đồng bào Mường với những nét văn hóa đặc trưng là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, cối giã gạo nương, khung dệt thổ cẩm… lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng còn được giữ gìn đến ngày nay. Du khách đến đây có cơ hội tham quan tìm hiểu những giá trị này.

Ảnh: VOV.

Ảnh: VOV.

Ảnh: @mungphan2703.

Ảnh: @mungphan2703.

 Theo iVIVU.com

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan