19-01-2024 14:51

Vì sao sạc pin bị cấm để trong hành lý ký gửi

Vì sao sạc pin bị cấm để trong hành lý ký gửi

Sạc dự phòng được đặt trong hành lý ký gửi ở khoang hàng có nguy cơ gây cháy nổ cao.

Vì sao sạc pin bị cấm để trong hành lý ký gửi

Đi máy bay thường xuyên, bạn sẽ quen thuộc với lời nhắc nhở của nhân viên hàng không mặt đất về việc không được để sạc điện thoại, sạc máy tính, máy ảnh cũng như sạc dự phòng trong hành lý ký gửi. Tất cả các thiết bị này phải được để trong hành lý xách tay, đi theo bạn lên khoang hành khách. Quy định quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu nguyên nhân.

Pin, đặc biệt là sạc dự phòng, có khả năng tích trữ điện năng rất cao, để truyền vào máy khi thiết bị hết điện. Do đó, chúng là một vật liệu rất dễ cháy nổ, nhất là trong điều kiện thay đổi áp suất lớn trên máy bay. Nếu có va chạm mạnh như rơi, va đập hay để gần nguồn lửa hoặc bị nóng lên đột ngột… thì nguy cơ cháy, nổ lại càng cao. Một nguồn cháy nhỏ nhưng trong không gian chật hẹp rất dễ bùng phát, cộng hưởng thành đám cháy lớn, gây nguy hiểm cho hành khách và phi hành đoàn.

Sạc dự phòng là thiết bị bị hạn chế khi mang lên máy bay.

Sạc dự phòng là thiết bị bị hạn chế khi mang lên máy bay.

Tuy nhiên, vì nhu cầu sử dụng sạc dự phòng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, nhất là với những người bận rộn, đi lại nhiều nên thiết bị này được phép mang lên máy bay với một số hạn chế.

Bạn phải mang chúng theo hành lý xách tay để dễ kiểm soát. Nếu có hỏa hoạn xảy ra, hành khách và tiếp viên hàng không có thể kịp thời xử lý bằng bình cứu hỏa, chăn nhúng nước… Nếu sạc dự phòng được để trong hành lý ký gửi, tức là nằm trong khoang hàng phía bụng máy bay, việc phát hiện và xử lý đám cháy sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Khoang hàng có nhiều vật liệu dễ cháy, như vali vải, quần áo trong vali… càng dễ khiến hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra.

Khi mang theo trong hành lý xách tay, hành khách vẫn phải tuân thủ theo các quy định của từng hãng hàng không, để giảm thiểu nguy cơ bất trắc. Một hành khách chỉ được phép mang theo tối đa 10 viên pin có dung lượng không quá 100 Wh. Đối với các viên pin dự phòng phổ thông, điện áp khoảng 5V, thì dung lượng tương ứng theo mAh là khoảng 20.000. Đối với pin có dung lượng từ 100 đến 160 Wh, người dùng được phép mang theo tối đa 2 sản phẩm.

Cách an toàn hơn là sử dụng ổ sạc ngay trên máy bay nhưng nhớ không được sạc khi máy bay cất hay hạ cánh.

Cách an toàn hơn là sử dụng ổ sạc ngay trên máy bay nhưng nhớ không được sạc khi máy bay cất hay hạ cánh.

Pin hoặc sạc có dung lượng trên 160 Wh (tương đương 32.000 mAh), hành khách không được mang lên máy bay kể cả dưới dạng hành lý xách tay vì chạm ngưỡng nguy hiểm. Mọi vi phạm đều có thể bị xử lý. Các sản phẩm nói trên đều phải được ghi rõ nguồn gốc, công suất, dung lượng trên thân pin để tiện kiểm tra.

Ngoài ra, khi đã mang pin, sạc lên máy bay, tốt nhất bạn nên dùng trước để pin cạn sạch, đến khi hạ cánh mới sạc lại từ đầu. Trong lúc máy bay cất hay hạ cánh, tuyệt đối không sạc điện thoại vì đây là thời điểm quan trọng và nhạy cảm của cả chuyến bay, chỉ sạc khi tiếp viên ra hiệu được sử dụng các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, nhiều máy bay hiện đại trang bị ổ cắm điện ở từng ghế hành khách, bạn có thể sử dụng chúng thay vì phải mang theo sạc dự phòng.

Theo Hà Nguyên/Ngôi sao

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan