17-01-2024 15:46

Vẻ đẹp hoang sơ của 20 cảnh quan đang dần biến mất

Vẻ đẹp hoang sơ của 20 cảnh quan đang dần biến mất

Với những gì con người ta đang làm với hành tinh này, bạn nên lo lắng cho những cảnh quan thiên nhiên mà bạn đã may mắn được thấy, hoặc chưa có cơ hội thấy, bời vì chúng ngày càng bị hủy hoại và đang dần “biến mất”.

1. Công viên quốc gia Yasuni, Ecuador

Công viên quốc gia Yasuni nằm ở Ecuador thuộc khu rừng rậm nhiệt đới Amazon, là nơi có hệ sinh thái đa dạng nhất trên hành tinh của chúng ta.

Đây là nơi sinh sống của tộc người Huaorani – một nhóm người du mục sống bằng nghề săn bắt, hái lượm. Đây cũng là cư trú của hai bộ tộc bản xứ sống cách biệt với thế giới, vẫn mang nhiều nét sơ khai là Tagaeri và Taromenane.

Khu vực này có hơn 4.000 loài thực vật, 170 loài động vật có vú, và 610 loài chim. Yasuni đã được ước tính có 800 triệu thùng dầu thô có thể khai thác, thật đáng tiếc khi chính phủ Ecuador đã chấp thuận cho việc khai thác dầu tại khu vực này vào năm 2013, đây chính là nguyên nhân dẫn đến vườn quốc gia Yasuni đang bị đe dọa và biến mất, gây nguy hại đến nhiều loài thực vật và động vật đang sinh sống tại khu vực này.

Công viên quốc gia Yasuni, Ecuador

2. Sapa, Việt Nam

Sapa đang dần trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn trong mắt nhiều người, với những đồng lúa xanh tươi trải dài vô tận, được bao quanh bởi các dãy núi cao, hùng vĩ, mang đến cho du khác một vẻ đẹp hoang sơ. Nhưng chính bởi vì vẻ đẹp đó, Sapa đang dần khai thác trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, điều này chắc chắn sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.

Sapa Việt Nam

3. Rạn san hô khổng lồ (Great Barier Reef)

Rạn san hô đã bị mất đi một nữa bởi vấn đề ô nhiễm, biến đổi khí hậu, và việc đánh bắt các sinh vật sống ở đây quá nhiều của con người. Vào năm 2013, chính phủ Úc đã cho phép xây dựng một cảng biển lớn gần rạn san hô này, việc này đòi hỏi phải nạo vét gần 3 triệu mét khối dưới đáy biển, sẽ hủy hoại đi vẻ đẹp của các rạn san hô xung quanh đó.

Rạn san hô khổng lồ (Great Barier Reef)

4. Khu dự trữ sinh quyển Seaflower

Khu dự trữ sinh quyển Seaflower nằm trong hệ thống quần đảo San Andrés, Providencia và Santa Catalina ở phía Đông Nam vùng biển Ca-ri-bê. Đây là khu vực dữ trữ sinh quyển được UNESCO công nhận, nhằm bảo vệ khỏi các lợi ích kinh tế, tránh tàn phá đi sự cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên vào năm 2013, Nicaragua đã được giao một nửa khu vực Seaflower, kêu gọi các tập đoàn đa quốc gia đến tìm kiếm và khai thác dầu mỏ ở đây.

Khu dự trữ sinh quyển Seaflower

5. Bagan, Myanmar

Bagan là nơi có tới hơn 2.000 đền, chùa Phật giáo, cùng với các di tích có niên đại từ thế kỉ thứ 11 và 12. Với lượng khách du lịch kéo đến ngày càng đông, việc đưa vào khai thác cá di tích này sẽ làm mất đi vẻ cổ kính của nó, bạn sẽ mất đi cái thú tự mình khám phá nơi này.

Bagan, Myanmar

6. Thủ đô Viêng Chăn (Vientiance), Lào

Tiếng Việt xưa mình còn gọi là thành phố Vạn Tượng. Đây là nơi có số lượng nhà sư còn đông hơn cả khách du lịch, từng là thuộc địa của Pháp với những ngôi chùa được mạ vàng kéo dài tít tắp, nhưng mọi việc dần đang thay đổi, với việc xây dựng phát triển thành phố ồ ạt như hiện này, sẽ kéo một số lượng công nhân khổng lồ đổ thành phố này để kiếm việc, khiến thành phố sẽ mất đi vẻ đẹp nguyên thủy vốn có của nó.

Thủ đô Viêng Chăn (Vientiance), Lào

7. Havana, Cuba

Havana nổi tiếng với những khu nhà được xây từ thời còn là thuộc địa của Tây Ban Nha, với những chiếc xe hơi cổ điển của những năm 50. Mọi thứ dường như đang chuyển mình mạnh mẽ, khi Quốc hội Cuba đã thông qua một đạo luật mới nhằm thù hút đầu từ nước ngoài vào thành phố.

Havana, Cuba

8. Ngọn núi Kilimanjaro, Tanzania

Trong khoảng thời gian kéo dài 100 năm gần đây, cho thấy đỉnh núi Kilimanjaro sẽ không còn hiện tượng đóng băng nữa. Từ năm 1912-2011, khối lượng băng trên đỉnh đã giảm đi 85%. Các nhà khoa học gần như chắc chắn rằng vấn đề băng trên đỉnh tan mất không còn là câu hỏi phải giải đáp nữa, mà quan trọng là khi nào nó sẽ biến mất. Một số nhà khoa học dự đoán nó sẽ biến mất vào năm 2060.

Ngọn núi Kilimanjaro, Tanzania

9. Yangon, Myanmar

Yangon là thành phố lớn nhất của Myanmar, thành phố đã bị cô lập với thế giới vì không cho phép khách du lịch đến đây. Vào năm 2012, lệnh cấm đã được dỡ bỏ, và mở cửa đón du khách từ khắp nơi trên thế giới. Từ đó đến nay, thành phố đã thay đổi diện mạo rất nhanh.

Yangon, Myanmar

10. Damascus, Syria

Thủ đô Damascus là thành phố có người sống lâu đời nhất trên thế giới. Vì cuộc nội chiến ở Syria, nạn cướp bóc, tàn phá xảy ra khắp nơi, dẫn đến việc các lâu đài lâu đời của thành phố, các đền thờ Hồi giáo linh thiêng bị phá hủy nghiêm trọng. Hiện tại vẫn chưa đánh giá được mức độ thiệt hại.

Damascus, Syria

11. Biển Nam Aral, Uzbekistan

Biển Aral ( thực chất là một hồ nước mặn, có thể do có nồng độ muối cao nên mới gọi là biển Aral ) là hồ lớn thứ tư thế giới cách đây 30 năm.

Hai con sông cấp nước chính cho hồ Aral là Amu Darya và Syr Darya, nhưng vào những năm 50, khi chiến tranh đang xảy ra và các nước đều cần bông vải để may phục trang cho quân đội, bông vải lúc đó được xem là “vàng trắng”, các nước lân cận đã quyết định dùng hai con sông Amu Darya và Syr Darya vào mục đích dẫn nước tưới tiêu.

Nhưng do tính toán không hợp lý cộng với nhiệt độ nắng nóng của vùng Trung Á, nước bốc hơi thất thoát quá nhiều trước khi đến được nơi sử dụng, cùng với đó hồ Aral không được cung cấp đủ lượng nước, nước trong hồ bố hơi nhanh do nhiệt độ, làm lượng muối tăng cao, một số loài cá không thể sống nổi, hồ Aral đang chết dần từ từ, đây được xem là một thảm họa môi trường do bàn tay con người gây ra.

Một lý do nữa là sự hiện diện của dầu khí dưới đáy biển, đang làm cho vùng hồ Aral càng thêm bị đe dọa.

Biển Nam Aral, Uzbekistan

12. Thị trấn Panajachel, Guatemala

Panajachel là một thì trấn lớn nằm bên hồ Atitlan. Vào những dịp lễ hội, thị trấn đa văn hóa này thu hút các nhóm người Bohemian từ khắp nơi trên thế giới. Việc mua bán ma túy ở Panajachel đã làm chính quyền phải đau đầu và trong những năm qua các nhóm cảnh vệ hay quấy phá các người nước ngoài đến tham quan.

Thị trấn Panajachel, Guatemala

13. Nuuk, Greenland

Nuuk thủ đổ của Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới. Đó là một vùng đất tuyết bao phủ quanh năm, chỉ có 15.000 sinh sống cho đến bây giờ. Nuuk hiện đang có kế hoạch khai thác mỏ quặng của mình, việc này sẽ thu hút hàng ngàn lao động đến Greenland, phần nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường vốn có của Nuuk.

Nuuk, Greenland

14. Tuvalu

Được hình thành từ những hòn đảo nhỏ, Tuvalu nằm ở phía Nam Thái Bình Dương. So với cả đại dương, Tuvala chỉ là một chấm nhỏ, với diện tích chỉ 26km2, nay đang bị đe dọa nghiêm trọng với sự dâng lên của biển, làm cho diện tích đảo ngày càng thu hẹp, và có thể biết mất trong tương lai. Đề phòng trường hợp khẩn cấp, chính quyền đang có kế hoạch 10.000 dân đang sinh sống ở Tuvala đến New Zeland hay Fiji.

Tuvalu

15. Hồ Chad

Hồ nước ngọt Chad nằm giữa các quốc gia Niger, Chad, Nigeria và Cameroon. Đây là quê hương của loài hà mã, cá sấu, sư tử và các động vật khác, nhưng có lẽ điều này sẽ không duy trì được lâu, vì hồ đã mất đi 90% lượng nước trong vòng 50 năm qua mà không có dấu hiện phục hồi của các quốc gia lân cận.

Hồ Chad

16. Hồ Yak Loum, Campuchia

Yak Loum là môt hồ nước lớn nằm trong một miệng núi lửa đã 4.000 năm tuổi. Đây được coi là nơi linh thiêng đối với người dân nơi đây. Lệ phí để vào khu vực hồ rất rẻ, chưa tới một đô-la, đây là cách rất hay để bạn có thể tiếp cận được văn hóa của người dân bản địa nơi đây. Nhưng sắp tới, các nhà đàu tư nước ngoại được sự hậu thuẫn của chính quyền địa phương, đang tiến hành đưa hồ vào khai thác du lịch và xây dựng các khách sạn năm sao.

Hồ Yak Loum, Campuchia

17. Khu rừng rậm Darien Gap

Khu rừng này nằm giữa Panama và Columbia, đây là khu vực duy nhất của Châu Mỹ chưa bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc Pan-American. Tuyến đường này theo kế hoạch sẽ băng qua khu rừng Darien Gap, và chỉ còn là vấn đề thời gian, trước khi nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khu rừng rậm Darien Gap

18. Công viên quốc gia Ujong Kulon, Indonesia

Công viên quốc gia này là nơi bảo tồn loài tê giác Java. Nó nằm kế Anak Krkatoa, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Số lượng loài tê giác Java theo thống kê vào tháng 2-2014 chỉ còn sót lại 58 con. Đáng tiếc loài tê giác quý hiếm trên thế giới này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn bắn trộm, cùng với sự hoạt động của núi lửa và sóng thần thường hay xảy ra ở Indonesia.

Công viên quốc gia Ujong Kulon, Indonesia

19. Somalialand

Somalialand đã tuyên bố độc lập tách khỏi cộng hòa Somali vào năm 1991. Tuy nhiên, nó vẫn chư được công nhận là một quốc gia độc lập trên thế giới. Nằm ngay giữa khu vực hỗn loạn trên thế giới, Somalialand có một nhà nước dân chủ, mặc dù việc được công nhân đối với thế giới vẫn còn là một điều xa xôi đối với Somalialand. Coca-Cola đã cho xây dựng nhà máy trị giá 17 triệu đô-la ở đây vào năm 2013.

Somalialand

20. Hồ Nicaragua

Hồ Nicaragua là nơi có loài cá mập nước ngọt sinh sống duy nhất trên thế giới. Vào tháng 6-2013, chính phủ đã chấp thuận cho việc xây dựng kênh Nicaragua. Dự án khổng lồ trị giá 40 tỷ đô-la này sẽ nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Các nhà khoa học dự đoán, việc này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của hồ, cũng như cuộc sống của người dân xung quanh hồ. Hàng trăm ngôi làng phải sơ tán và di dời. Nicaragua sẽ mất 400.000 héc-ta rừng nhiệt đới và vùng đầm lầy, ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật.

Hồ Nicaragua

Theo Web Trẻ Thơ

Đánh giá