19-01-2024 12:10

Tử Cấm Thành - nơi những bí ẩn tồn tại giữa lòng Bắc Kinh hoa lệ

Tử Cấm Thành - nơi những bí ẩn tồn tại giữa lòng Bắc Kinh hoa lệ

Tử Cấm Thành là một trong những điểm du lịch thú vị, thu hút khoảng mười triệu người ghé thăm mỗi năm. Đằng sau bức tường thành vững chãi ấy, cố cung bề thế chất đầy bí ẩn.

Tử Cấm Thành – nơi những bí ẩn tồn tại giữa lòng Bắc Kinh hoa lệ

Suốt 500 năm lịch sử, Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) là lãnh địa độc quyền của hoàng đế và những người hầu của ông. Hầu hết 24 vị vua triều đại nhà Minh và Thanh đã cai trị quốc gia rộng lớn mà không rời hoàng cung nửa bước trừ khi có việc cần thiết. Hiện nay, sau 94 năm, kể từ ngày nơi đây trở thành bảo tàng, Tử Cấm Thành lần đầu tiên tổ chức lễ hội đèn lồng, mở cửa đón khách vào ban đêm. Ảnh: Iloveasia.travel.

Suốt 500 năm lịch sử, Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) là lãnh địa độc quyền của hoàng đế và những người hầu của ông. Hầu hết 24 vị vua triều đại nhà Minh và Thanh đã cai trị quốc gia rộng lớn mà không rời hoàng cung nửa bước trừ khi có việc cần thiết. Hiện nay, sau 94 năm, kể từ ngày nơi đây trở thành bảo tàng, Tử Cấm Thành lần đầu tiên tổ chức lễ hội đèn lồng, mở cửa đón khách vào ban đêm. Ảnh: Iloveasia.travel.

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-2 tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-3 tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-4

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-5

Cố cung có tới gần 80 miệng giếng lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, nước sinh hoạt hàng ngày không đến từ giếng nước này. Ngày nay, khi đến đây, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều miệng giếng được bảo tồn nguyên vẹn với những câu chuyện bí ẩn xoay quanh nó. Ảnh: Lonely Planet, Tripsavvy, Dr.Ben, Marilyn Shea.

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-6

Các tòa nhà ở đây phần lớn được sơn bằng màu đỏ và gạch màu vàng. Đó là những màu Hoàng gia, chỉ được nhìn thấy trong Tử Cấm Thành ngày xưa. Lối thiết kế nhằm củng cố rằng hoàng đế là thiên tử và sẽ cai trị mãi mãi. Ý thức hệ này được chứng minh trong toàn bộ kiến trúc của các tòa nhà ở Tử Cấm Thành. Ảnh: Yi-ying Lee.

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-7

Bố cục của các tòa nhà tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phong thủy. Tử Cấm Thành được đặt dọc theo trục Bắc – Nam. Người ta tin rằng sự cân bằng của âm (Bắc) và dương (Nam) sẽ mang lại sự hài hòa cho đất nước. Những con rồng chạm khắc tinh xảo được đặt trên mái nhà nhằm thu hút mây, nước, bảo vệ các tòa nhà được làm từ gỗ, dễ bị cháy. Ảnh: Gopher97.

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-8

Ngọ Môn có 5 cửa vòm, là cổng phía nam và lớn nhất trong Tử Cấm Thành. Để vào Tử Cấm Thành, từ Ngọ Môn, bạn phải đi qua hai cổng nữa là Đoan Môn và Thái Hòa Môn. Phía trên cổng Ngọ Môn là Lầu Ngũ Phụng, năm tòa to lớn, kiên cố. Ảnh: Tan Yu.

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-9

Thời xưa, tại sân trước chính điện, một vị quan sẽ hô to báo hiệu hoàng đế đến và khoảng 100.000 vị quan và hầu cận sẽ quỳ xuống, thực hiện nghi lễ cúi lạy 9 lần. Hành động này như một sự thể hiện sự trung thành của họ đối với thiên tử. Ảnh: Simplyarticles.

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-10

Lãnh cung là nơi giam cầm chờ chết của hoàng hậu và các phi tần bị thất sủng nếu làm vua phật lòng hoặc phạm phải những điều cấm kỵ. Tuy nhiên, lãnh cung trong Tử Cấm Thành thực chất nằm ở đâu hiện nay vẫn là một câu hỏi khiến nhiều học giả đau đầu. Một ý kiến được đưa ra rằng lãnh cung thực chất là một nơi không cố định. Khi các phi tần bị cấm túc, nơi ở đó sẽ trở thành lãnh cung. Ảnh: BaiGooBenDon.

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-11

Con đường từ cổng vào đến chính điện được làm bằng đá cẩm thạch trắng, rắn và nặng khoảng 200 tấn. Người ta nói rằng 20.000 người đàn ông đã mất 28 ngày để đặt những viên đá này vào đúng chỗ. Ảnh: Imagenesmi.

tu-cam-thanh-noi-nhung-bi-an-ton-tai-giua-long-bac-kinh-hoa-le-ivivu-12

Trên diện tích rộng lớn 720.000 m2, bao gồm 800 cung và 9.999 gian phòng, Tử Cấm Thành tuyệt nhiên không có lấy một nhà vệ sinh. Điều này được giải thích rằng ngày xưa, mọi người đều sử dụng chậu và thùng vệ sinh có nắp đậy, bên trong rải tro. Sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, chất thải sẽ được đưa đi xử lý ngay nên trong cung không có mùi hôi thối. Các nhà vệ sinh công cộng sau này mới được xây dựng để phục vụ khách du lịch. Ảnh: Jksjd.

Theo Vân Anh/Zing news

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan