17-01-2024 12:02

Trung thu nay vắng tiếng lân…

Trung thu nay vắng tiếng lân…

Đã không còn những tiếng Lân, tiếng trống rộn ràng đón Trăng vào mỗi dịp Trung Thu nữa, thay vào đó ngày nay chỉ còn những tiếng nhạc như vô nghĩa được cài sẵn trong mỗi chiếc đèn lồng được lập trình sẵn.

Tết Trung Thu gắn liền với người Việt Nam qua những hình ảnh, phong tục quen thuộc như: rước đèn, múa lân, múa rồng, bày cỗ,… Thậm chí qua các câu hát, bài thơ thì những hình ảnh này cũng luôn đi liền với nhau:

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang.

“...Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn này đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn mừng đón chị Hằng…

Thế nhưng qua bao nhiêu năm, Tết Trung Thu giờ đã không còn những hình ảnh truyền thống như thế nữa. Đặc biệt là hình ảnh những chú Lân, chú rồng nhảy múa theo từng nhịp trống “thùng thình”, sau đó là đám trẻ bu quanh, nhốn nháo theo sau quanh khắp con phố. Thay vào đó, ngày nay chỉ còn những chiếc đèn lồng máy, nhấp nháy ánh đèn một cách có lập trình, và những bài hát như vỗ nghĩa được cài sẵn trong mỗi chiếc đèn lồng.

Tấp nập người chen chân trên đường lồng đèn

Tấp nập người chen chân trên đường lồng đèn

Lồng đèn sặc sỡ

Lồng đèn sặc sỡ

Nói đến cách chơi Trung Thu thì ngày xưa chỉ đơn giản là đám trẻ con trong xóm, mỗi người cầm một chiếc đèn giấy đốt nến bên trong, rồi cho một người giả Lân giả ông Địa múa hát, gõ trống rộn ràng dưới ánh trăng là đã vui ngất trời. Nhưng bây giờ trẻ con thì chẳng còn mấy bé biết đến Trung Thu có ý nghĩa thế nào, có thể là dịp để được ăn bánh thả ga. Còn người lớn thì có dịp để được ra đường hóng mát cho có tụ, hay dạo quanh phố đèn lồng ở khu quận 5, là một mùa Trung Thu cứ thế mà trôi qua một cách tẻ nhạt.

Các cửa hàng bán Lân truyền thống ế ẩm

Các cửa hàng bán Lân truyền thống ế ẩm

Nếu bạn có dịp đến phố đèn quận 5 vào những ngày cận Trung Thu như thế này, bạn sẽ thấy một hình ảnh hoàn toàn trái ngược ở đây. Khi các gian hàng bán đèn lồng hiện đại tấp nập người ra kẻ vào đến nghẹt cả một con phố, thì các dãy hàng truyền thống bán đèn kéo quân hay bán Lân, bán trống lại ế ẩm, thỉnh thoảng lắm mới có một vài bạn trẻ đến tham quan vì kiểu tò mò chứ đừng nói đến việc mua Lân.

Trò chuyện với cô Hoài, hiện là con gái của một cửa hàng bán Lân gia truyền trên đường Trần Hưng Đạo cho biết: “Nhiều năm bán Lân ở đây cứ mỗi một năm thì việc buôn bán lại càng xuống dốc. Cô nhớ hồi trước cứ tới mùa Trung Thu là người ta đến đây mua Lân tấp nập, đặc biệt là tụi trẻ con. Nhưng độ 5, 6 năm gần đây thì cả mùa mới bán được hơn chục con, đa số người ta bây giờ chỉ thích hàng đèn lồng hiện đại, biết chạy nhạc hay hình con này con kia, chứ chẳng ai chơi Lân chơi Địa nữa cả”.

Hiện ở toàn khu quận 5 chẳng còn nhiều hàng Lân truyền thống

Hiện ở toàn khu quận 5 chẳng còn nhiều hàng Lân truyền thống

Hiện ở khu đèn lồng phố người Hoa tại quận 5, TP.HCM này còn chưa tới 10 hàng bán Lân cổ truyền. Nguồn bán hàng chính của họ đó là các đoàn Lân chuyên đi biểu diễn, hoặc cho thuê vào dịp Tết, khai trương,… còn việc bán lẻ cho người dân vào mùa Trung Thu thì không còn nhiều.

Đó cũng là lý do vì sao mà chú Thái nhiều lần suy nghĩ có nên chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác hay không. Nhiều năm ế ẩm, chú buộc phải nhập thêm mấy mẫu đèn lồng về bán kèm để có đồng ra đồng vào, còn những ngày bình thường thì bán thêm trang phục truyền thống của người Trung Hoa, hoặc kết cườm, đính hạt quần áo,… Nhưng chú vẫn cố duy trì hàng Lân này, dù ít người mua, nhưng với chú cứ mỗi dịp lễ Tết nhìn vào nó lại thấy vui nhà vui cửa, ấm áp hẳn ra.

Chú Tân dắt 2 đứa con của mình đi mua Lân

Chú Tân dắt 2 đứa con của mình đi mua Lân. Với chú, Lân là một thứ đại diện cho sự may mắn và vui vẻ và chơi Lân vào dịp Trung Thu mới thật sự ý nghĩa.

Còn với các bạn trẻ ngày nay, đa số đều không thích, thậm chí là không biết đến việc múa Lân rước trăng truyền thống là gì!

Trước tiên là em Thu Trang (Sn 2000) hiện đang sống ở quận 3 cho biết: “Em chưa bao giờ được nghe múa Lân hay múa rồng vào dịp Trung Thu cả, chỉ có dịp Tết Nguyên Đán thì em mới thấy mà thôi. Em thích tiếng múa Lân lắm, nghe vui tai dễ sợ, nhưng mà để bảo em múa Lân với bạn bè vào dịp Trung Thu thì em không dám. Vì bạn bè em chẳng ai chơi Trung Thu kiểu đó cả”.

Còn bạn Minh Tài (Sn 1995) thì cho rằng múa Lân dịp Trung Thu có hơi “lố”. “Biết Lân là con vật tượng trưng cho sự may mắn, nhưng mình thấy nó thích hợp chơi vào dịp Tết mà thôi. Mình cũng chưa bao giờ chơi múa Lân vào dịp Trung Thu cả. Với mình Trung Thu chỉ có la cà cùng đám bạn ở phố đèn lồng rồi ăn uống loanh quanh gần đấy mà xong”.

May mắn sao suốt hơn 1 giờ đồng hồ ngồi đợi, thì mới có một chú đến xem và lựa Lân cho 2 đứa con trai của mình. Chú Tân tâm sự: “Nói thật là chú không thích đèn lồng bây giờ cho lắm, nó không còn ý nghĩa và không còn vui như ngày xưa, mặc dù có nhiều mẫu mã rất đẹp và bắt mắt. Chú nhớ thời mình còn nhỏ chơi Trung Thu vui nhất là có múa Lân với ông Địa. Chứ chơi đèn lồng một hồi rồi cũng chán thôi. Bởi vậy chú năm nào cũng mua cho tụi nhỏ bộ Lân và cái trống về gõ cho vui cửa vui nhà, thế mới ra cái không khí ngày Tết đón trăng. Mặc dù giá một bộ Lân đắt hơn cái đèn rất nhiều, nhưng tụi con chơi rồi mới biết cảm giác”.

Có thể do cuộc sống của con người ngày nay quá đầy đủ và hiện đại, nên cái không khí đón Tết Trung Thu truyền thống của ngày nào giờ chẳng còn được mấy quan tâm, thậm chí là nó chẳng khác gì một ngày bình thường như trong năm. Tuy nhiên Trung Thu là một nét đẹp văn hóa cổ truyền từ lâu đời, vì thế các bạn cũng nên thử một lần đón một mùa trăng thật sự với đủ tiếng Lân, rước đèn và mâm cỗ,… để thấy được nó ý nghĩa như thế nào, quan trọng hơn là nét đẹp truyền thống ấy sẽ không bị mai một.

Ngày xưa phải có Lân thì mới gọi là đón trăng đúng nghĩa. Nhưng giờ đây các chú Lân gần như bị cho vào quên lãng...

Ngày xưa phải có Lân thì mới gọi là đón trăng đúng nghĩa. Nhưng giờ đây các chú Lân gần như bị cho vào quên lãng…

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan