Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc, tạo nên nét hấp dẫn cho nhiều du khách tham quan và tìm hiểu.
Top 5 làng nghề truyền thống Bến Tre ấn tượng, thu hút du khách
Làng nghề đan giỏ cọng dừa Phước Long – Hưng Phong (huyện Giồng Trôm)
Một trong những làng nghề truyền thống Bến Tre nổi tiếng phải kể đến, đó là làng nghề đan giỏ cọng dừa, xuất hiện đã hơn 30 năm nhưng vẫn phát triển đều đặn, mang đến nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cho khu vực. Tại đây bạn sẽ được quan sát cách đan giỏ từ những cọng dừa để cho ra những sản phẩm đẹp mắt và có giá trị kinh tế. Những người thợ ở đây cũng là những người dày dặn kinh nghiệm, tỉ mỉ và có sự khéo léo.
Làng nghề bó chổi Mỹ An
Làng nghề bó chổi Mỹ An là làng nghề hình thành lâu đời tại Bến Tre, tại đây bạn sẽ thấy được sự nhộn nhịp của các hộ dân từ già đến trẻ ai ai cũng trong nhịp độ làm việc hăng say, có những hộ dân, từ già trẻ lớn bé đều biết bó chổi, nhiều em bé nhỏ thì có thể phụ giúp những công việc nhẹ nhàng cho gia đình.
Mặc dù là một làng nghề lâu năm nhưng mang đến hiệu quả kinh tế cho khu vực cũng như góp phần phát triển du lịch – kinh tế của toàn tỉnh Bến Tre.
Làng nghề dệt chiếu
Làng nghề dệt chiếu Bến Tre phải kể đến với 3 làng nghề: Nhơn Thạnh, An Hiệp, Thành Thới; đây là 3 làng nghề mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Mỗi làng nghề dệt chiếu có nét độc đáo, thu hút riêng. Nhưng nhìn chung, các làng nghề đều thể hiện nét đặc trưng về văn hóa vùng miền khá nổi bật, cần được gìn giữ và phát huy hơn.
Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm một không gian dung dị nhưng lại đầy màu sắc của những sản phẩm được tạo ra, bạn cũng sẽ được trải nghiệm xem các kĩ thuật công đoạn để có thể hoàn thành một sản phẩm bán ra thị trường.
Làng nghề lu đất Hòa Lợi
Làng nghề lu đất được hình thành đã hơn 50 năm. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu sử dụng lu ngày một giảm đi nhưng làng nghề vẫn duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống.
Hiện tại người mua lu chủ yếu là người dân trong vùng hoặc những nơi vùng sâu vùng sa thiếu nước sạch. Đặc biệt sản xuất lu cũng là một trong những hoạt động giao thương Việt Nam với Campuchia.
Nguyên liệu chính để làm ra những chiếc lu là đất sét được lấy từ những thửa ruộng ở khu vực. Đất sau khi được mang về sẽ ép vào khuôn để định hình. Sau khoảng 3 ngày, người ta sẽ quét một lớp xi măng lên lu để tạo màu, đem phơi nắng và giao cho thương lái.
Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng đây lại là một nghề đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, khéo tay và quan trong vẫn là sự cần mẫn ở người làm.
Làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước Long
Mặc dù làng nghề này chỉ mới hình thành trong những năm gần đây nhưng lại mang đến nhiều thành quả nhất định. Bến Tre nổi tiếng là xứ sở của những hàng dừa xanh mướt, trù phú nên người dân nơi đây cũng tận dụng những bộ phận có ích của dừa để làm ra những sản phẩm có giá trị và góp phần phát triển kinh tế – du lịch của cả nước.
Những sản phẩm nơi đây đều do chính tay của người dân làm ra nhằm tạo nên những sản phẩm chất lượng và đẹp nhất, đồng thời cũng với mục đích có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Chính vì vậy mà làng nghề dần trở nên phổ biến, mang đến nhiều sản phẩm đạt chất lượng và số lượng để cung ứng ra thị trường.
Đến đây tham quan bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm đã được tạo ra, theo dõi các công đoạn làm ra sản phẩm gồm 8 giai đoạn như: ra nan, cột khung, đan, bính, quấn quay, nứt, hoàn thành phần đáy giỏ và cuối cùng là vô cây và trữ vào kho chứa.
Theo iVIVU.com