17-01-2024 15:18

Top 10 sự kiện không nên bỏ lỡ trong tháng 4

Top 10 sự kiện không nên bỏ lỡ trong tháng 4

Rất nhiều lễ hội hấp dẫn trên khắp thế giới chỉ diễn ra trong tháng 4/2014, hãy cùng iVIVU.com khám phá và lên lịch trình cho chuyến đi của mình ngay từ bây giờ nhé!

 1. Lễ hội Kanamara Matsuri Nhật Bản (6/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu

Thông điệp từ Lễ hội: Mỗi người hãy biết cách bảo vệ mình khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục!

Lễ hội Kanamara Matsuri hay còn gọi là “Lễ hội dương vật khổng lồ bằng thép” được tổ chức tại đền thờ Kanayama ở thành phố Kawasaki, Nhật Bản. Lễ hội được tiến hành theo một truyền thuyết có từ thế kỷ 17, một điều thú vị là những cô gái làng chơi sẽ khấn bái trước tín vật này, họ tin rằng làm vậy thì sẽ giúp mình tránh xa được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Điểm nhấn của lễ hội là mọi người sẽ khiêng một cái bàn thờ có hình dạng dương vật khổng lồ tới đền, sau đó là những cuộc diễu hành hoành tráng trên đường phố, trong đó cả nam và nữ đều cũng mặc kimono. Gần như mọi thứ trong lễ hội đều làm thành hình dáng của dương vật rất ngộ nghĩnh và bằng nhiều chất liệu khác nhau. Thông điệp mà lễ hội này muốn gửi gắm là mỗi người hãy biết cách bảo vệ mình khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục, và cũng được tận dụng để gây quỹ cho nghiên cứu phòng chống HIV/AIDS.

2. Lễ hội âm nhạc Coachella, Mỹ (Từ 11-13/4 và từ 18-20/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu1

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa lễ hội âm nhạc Coachella tháng 4/2014 sẽ được diễn ra.

Lễ hội âm nhạc được diễn ra 3 ngày trong tháng 4, bắt đầu từ năm 1999 tại một trong những địa điểm nóng nhất ở Mỹ là Indio, một thị trấn trong sa mạc Colorado, cách 23 dặm về phía đông của Palm Springs, California, nơi có nhiệt độ trung bình đạt mức cao 42 độ C. Lễ hội được bắt đầu sau khi nhạc sĩ Pearl Jam tổ chức một buổi hòa nhạc vào năm 1993 tại câu lạc bộ Empire Polo, Indio, một sự kiện thu hút hơn 25.000 khán giả để chứng minh rằng, người hâm mộ trên thực tế sẽ đi du lịch đến các khu vực dường như rất khắc nghiệt chỉ để thưởng thức âm nhạc. Và chỉ còn hơn 2 tuần nữa thôi là lễ hội âm nhạc Coachella sẽ được diễn ra, năm nay chương trình bao gồm những tiết mục của: Bastille, Beck, Nas và Outkast, vé được bán trong vòng chưa tới 3 giờ đồng hồ, tuy nhiên vẫn còn vé ở trên các trang web mua bán như Stubhub.com.

3. Lễ hội té nước Songkran Thái Lan (Từ 13-15/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu2

Một trong những nơi sống động để chào mừng lễ hội Songkran là ở Chiang Mai.

Được biết đến như “cuộc chiến nước” lớn nhất thế giới, lễ hội té nước Songkran diễn ra đúng dịp người Thái Lan đón Tết âm lịch. Nước được sử dụng tắm các tượng Phật để chứng tỏ lòng kính trọng đối với Đức Phật, trẻ em sẽ nhận nước từ tay của người lớn tuổi thể hiện sự tôn trọng. Trên các đường phố, lễ hội trở nên sôi động với các cuộc “hỗn chiến” mọi người sẽ té nước lên nhau với xô chậu, súng phun nước, bóng ném nước… với quan niệm những người càng được té nhiều nước càng may mắn. Cuối tháng 4, nhiệt độ có có xu hướng nóng trên khắp cả nước Thái Lan và một trong những nơi sống động để chào mừng lễ hội Songkran là ở Chiang Mai, nơi con sông của thành phố đã trở thành kho “đạn dược” tuyệt vời cho người tham gia lễ hội.

4. Lễ hội Bisket Jatra Nepal (Từ 10 – 19/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu3

Lễ hội đón năm mới của Nepal được tổ chức ở một vị trí riêng tại thị trấn thung lũng Kathmandu của Bhaktapur. Truyền thuyết kể rằng lễ hội Bisket Jatra được bắt đầu bởi một vị vua trong vùng, Jagajyoti Malla, vào thế kỷ 17. Trong suốt 9 ngày diễn ra lễ hội – bắt đầu từ 4 ngày trước ngày đầu năm mới – những người đàn ông mang theo một cỗ xe lớn, giữ hình ảnh của vị thần Hindu Bhairab, trong một cuộc diễu hành mà đỉnh điểm là một cuộc chiến lớn giữa các đội từ bên phía đông và phía tây của thị trấn. Một chiếc cọc cao 25m trong hình dạng của một cái dương vật được dựng lên, và khi nó được kéo xuống vào ngày đầu năm mới, nó đánh dấu sự khởi đầu chính thức của năm mới (năm nay rơi vào ngày 14 /4/2014).

5. Lễ hội Passover (15/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu4

Hay còn được gọi là Pesach, lễ hội này nhằm kỷ niệm ngày giải phóng của người Do Thái ở Ai Cập cổ đại, truyền thuyết cho rằng nó diễn ra khoảng năm 1300 trước Công nguyên, và là một trong những kỳ lễ được tổ chức rộng rãi trên toàn thế giới của người Do Thái. Truyền thống bao gồm việc tổ chức một bữa ăn nghi lễ, được gọi là một Sede, vừa kể lại câu chuyện về sự kiện người Do thái di cư khỏi Ai cập, vừa ăn các món ăn gắn liền với các câu chuyện đó, bao gồm cả Matzo (bánh mì không men) và Maror (rau đắng). Tại Israel, một ngày lễ kỷ niệm đặc biệt long trọng diễn ra với những lời chúc linh mục tại bức tường phía tây của Jerusalem, chỗ cầu nguyện linh thiêng nhất trong Do Thái Giáo.

6. Thứ Sáu Tuần Thánh (18/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu5

Thứ Sáu Tuần Thánh (hay Thứ Sáu tốt lành) là ngày lễ của người Kito giáo, kỷ niệm 1 thế kỷ kể từ ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh.

Đây là ngày lễ của người Kito giáo, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh cách đây 1 thế kỷ, nó rơi vào ngày thứ sáu trước ngày chúa nhật Lễ Phục sinh và đánh dấu cao điểm của tuần thánh (tuần trước lễ Phục sinh). Ở Sicily và miền nam nước Ý, nơi mà phần đông dân số là người Thiên Chúa giáo, nhiều thị trấn và thành phố nhỏ có những cuộc diễu hành Thứ Sáu Tuần Thánh, như cuộc diễu hành ở Aidone, Sicily. Một trong những cuộc diễu hành lịch sử diễn ra ở Trapani, một thành phố biển nhỏ trên bờ biển phía tây Sicily gọi là Misteri di Trapani (bí ẩn của Trapani), để nói đến những cái phao thủ công tái hiện lại cuộc sống đau khổ của Chúa KiTô, hoặc đau khổ và cái chết. Các Misteri di Trapani đã được tổ chức mỗi Thứ Sáu Tuần Thánh trong vòng 400 năm qua.

7. Lễ Phục sinh (20/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu6

Ngày lễ quan trọng nhất của đạo Cơ đốc (Thiên chúa giáo) là lễ Phục sinh, nó được tổ chức để kỷ niệm sự sống lại của chúa Jesus và là một lễ hội được bắt đầu vào thế kỷ thứ 2, một cuộc chiến đã nổ ra vào đúng ngày lễ hội, khi những Kitô hữu ở Tây Anatolia (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ) tổ chức vào thời điểm khác với những Kitô hữu khác. Lễ Phục sinh ngày nay được tổ chức với một vị thánh và diễu hành tôn giáo, mặc dù nhiều quốc gia phát triển theo những bản sắc riêng không còn giữ nguyên truyền thống, giống như săn trứng phục sinh hay thỏ phục sinh ở Mỹ. Ở Hi Lạp, lễ Phục sinh (có thể rơi vào một ngày khác hơn so với các nước khác nhưng năm nay thì trùng ngày) thường được tổ chức với những màn bắn pháo hoa vào lúc nửa đêm, như màn biểu diễn ở Vrontados, một thị trấn nhỏ ở trên đảo Chios, Hy Lạp.

8. Jazz và Lễ hội Di sản ở New Orleans (Từ 24/4 – 4/5/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu7

Lễ hội Jazz, năm nay là năm thứ 45 được tổ chức, nhằm kỷ niệm sự kết nối chặt chẽ của thành phố với âm nhạc, cũng như văn hóa và lịch sử của nó. Hàng trăm thợ thủ công và các nghệ sĩ giới thiệu và bán sản phẩm của họ, từ đàn thủ công đến đồ trang sức châu Phi, trong khi các nhà cung cấp thực phẩm bán đặc sản như Jambalaya (món ăn Cajun cổ truyền mà thành phần nguyên liệu không có gì khác ngoài… gạo, nấu với tiêu xanh, hành củ, cần tây và ớt tươi) và thịt gà Jamaica. Âm nhạc là lý do lớn nhất để tham dự lễ hội: Trong quá khứ đã từng có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ Aretha Franklin, Ella Fitzgerald và Miles Davis, và năm nay gồm có Santana, Robin Thicke và Phish, cùng với nhiều nghệ sĩ nhạc jazz và blues khác.

9. Lễ hội Koningsdag Hà Lan (26/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu8top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu8

Là một trong những ngày lễ quốc gia phổ biến nhất ở Hà Lan, Koningsdag đánh dấu ngày sinh của vua Willem-Alexander. Lễ hội đầu tiên được tổ chức vào năm 1885 nhân kỷ niệm sinh nhật của công chúa Wilhelmina, sau khi công chúa trở thành nữ hoàng thì lễ hội được biết đến như Ngày Nữ hoàng. Từ năm 2013, khi nữ hoàng Wilhelmina thoái vị và truyền ngôi cho con trai mình là Willem-Alexander thì lễ hội được đổi tên thành tên của Vua. Không phụ thuộc vào giới tính của quốc vương, người Hà Lan ăn mừng bằng cách mặc quần áo màu cam (màu quốc gia) trong cuộc diễu hành và bán tất cả các mặt hàng từ đồ chơi cũ, hồ sơ đến sổ sách trong chợ trời lớn. Ở thủ đô Amsterdam, nhiều lễ hội được tổ chức dọc các con kênh, bao gồm cả trên những con thuyền.

10. Lễ hội phù thủy đêm Walpurgisnacht (30/4/2014)

top-10-su-kien-khong-nen-bo-lo-trong-thang-4-ivivu9

Lễ hội “Đêm phù thủy” được tổ chức trên toàn miền trung và miền bắc châu Âu – nhưng đặc biệt được yêu thích tại Đức, nơi nó được gọi là “Walpurgisnacht”. Trong văn hóa dân gian Đức, ngày 30/4 là lúc phù thủy ăn mừng bởi sự xuất hiện của mùa xuân với những điệu nhảy và đốt lửa trên núi Brocken, nằm cách thị trấn Schierke khoảng 5km. Tương tự Halloween, lễ hội này cũng tập trung vào các đấng siêu nhiên, có nguồn gốc ngoại giáo của mình. Walpurgisnacht được đặt tên theo Thánh Walburga, một nữ tu thế kỷ thứ 8.

Theo BBC.com

Đánh giá