Mục lục
Hàng năm, Dự Án Công Lý Thế Giới (World Justice Project) tiến hành khảo sát 99 quốc gia để công bố quốc gia có “Chỉ Số Thượng Tôn Pháp Luật” cao nhất trên thế giới, căn cứ trên mức độ tuân thủ nguyên tắc hạn chế bớt những quyền hành chính phủ, không có nạn tham nhũng, có trật tự và an ninh, các quyền căn bản, chính quyền cởi mở, thực thi công lực điều tiết kiểm soát, nền tư pháp dân sự, tư pháp hình sự và tư pháp phi chính thức.
Trong bảng xếp hạng này, Mỹ có vị trí khá cao, tuy nhiên lại quá phân biệt đối xử trong hệ thống tư pháp hình sự, do đó đã không lọt vào top 10. Dưới đây là Top 10 các quốc gia đề cao pháp quyền (thượng tôn pháp luật).
10. Singapore
Singapore là quốc gia được đánh giá cao về vấn đề an ninh trật tự, tư pháp hình sự, và cả tham nhũng. 94% người dân Singapore khẳng định cảm thấy rất an toàn khi đi bộ về nhà vào ban đêm. Chỉ có 4% cho biết họ là nạn nhân của một vụ cướp vũ trang trong suốt ba năm qua. Về các vấn đề tham nhũng chính trị, 73% số người được hỏi cho biết các chính trị gia sẽ bị truy tố và trừng phạt nghiêm khắc nếu tham nhũng
9. Đức
Đức là một trong những quốc gia đề cao công bằng dân sự và hạn chế quyền lực của chính phủ. Về các vấn đề tham nhũng, hơn một nửa người Đức (59%) được khảo sát cho biết các quan chức chính trị sẽ bị truy tố và phải đối mặt án tù vì những tội ác chống lại nhà nước. Khi được hỏi nếu công nhân ở Đức có thể tự do thành lập công đoàn lao động và đấu tranh cho quyền lợi của mình, 95% trong số họ cho biết họ đồng ý thành lập.
8. Úc
Khi được hỏi một công ty ở Úc sẽ làm gì khi bị phát hiện là đã đụng chạm tới luật môi trường, 66% cho biết công ty sẽ tuân thủ các quy tắc của pháp luật và chỉ tuân theo lệnh của tòa án.
7. Áo
Trong số 12 câu hỏi về nhận thức của tội phạm và hệ thống tư pháp ở Áo, đa số người Áo lạc quan hơn các đồng nghiệp của họ ở Tây Âu và Bắc Mỹ rất nhiều. Ví dụ, trên thang điểm từ 1 đến 10 (với 10 có nghĩa là một vấn đề hết sức nghiêm trọng), phần lớn người Áo chấm điểm 1.4 cho hệ thống bảo vệ nhân chứng và người tố giác tại nước họ (trong khi mức trung bình trong khu vực là 4.4).
6. New Zealand
Khi được hỏi liệu Người New Zealand có thể yêu cầu để có thể tiếp cận thông tin của một cơ quan chính phủ và nhà nước hay không, 100% cho biết là có thể, thậm chí là có nhiều khả năng hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
5. Hà Lan
Khi được yêu cầu chấm điểm xếp hạng về các vấn đề tham nhũng và sự công bằng của tòa án (trên thang điểm từ 1 đến 10 với 10 là thật sự nghiêm trọng), tất cả người Hà Lan đều chấm 0 điểm cho tham nhũng và 0,2 cho sự công bằng. Có nghĩa là họ rất tự tin về hệ thống tư pháp của họ.
4. Phần Lan
Phần Lan được xem là một trong những quốc gia có hệ thống tư pháp hình sự tốt nhất trên thế giới. Theo họ, tham nhũng hay công bằng xã hội không phải là một vấn đề nghiêm trọng ở nước họ và cảnh sát có đủ nguồn lực để bắt tất cả những kẻ xấu.
3. Thụy Điển
85% người Thụy Điển nói rằng họ hoàn toàn đồng ý việc dân tộc thiểu số và tôn giáo có thể tự do công khai quan sát ngày lễ và các sự kiện của họ. Trong khi đó, 86% những người khác cho biết họ có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình đối với những người cầm quyền thông qua các phương tiện truyền thông mà không sợ bị trả thù.
2. Na Uy
Na Uy đứng thứ 2 trên toàn cầu về nhà nước pháp quyền, tuy nhiên lại đứng đầu trong các vấn đề liên quan đến chính phủ và thực thi công lý dân sự. Đa số người dân Na Uy đều nhất trí rằng chính phủ sẽ cung cấp thông tin công cộng cho họ nếu họ yêu cầu.
1. Đan Mạch
Về tổng thể, Đan Mạch đứng đầu trong các vấn đề liên quan đến hạn chế quyền lực của chính phủ và sự vắng mặt của tham nhũng. 70% người dân Đan Mạch cho rằng các sĩ quan cấp cao chính phủ sẽ bị truy tố và trừng phạt thông qua tiền phạt, thậm chí phải vào tù nếu có liên quan đến một vụ án tham những bất kỳ.