17-01-2024 11:43

Tổ chức Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản năm 2013

Tổ chức Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản năm 2013

Hướng đến kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21/09/1973 – 21/09/2013) và Năm hữu nghị Việt – Nhật 2013, từ ngày 23 – 25/8/2013, UBND thành phố Hội An, Đại sứ quán Nhật Bản và các cơ quan, tổ chức của Nhật Bản tại Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 11 năm 2013.

Đây là sự kiện văn hóa – du lịch đặc sắc được tổ chức thường niên từ năm 2003 tại Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa truyền thống của hai dân tộc.

Chùa Cầu Hội An, nơi kết nối 2 nền văn hóa Việt - Nhật

Chùa Cầu Hội An, nơi kết nối 2 nền văn hóa Việt – Nhật

Các hoạt động của chương trình Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản năm nay sẽ diễn ra tại một số điểm trong khu vực phố cổ Hội An như: vườn tượng An Hội, quảng trường sông Hoài, bùng binh Hội An, nhà 155B Trần Phú, Nhà 106 Bạch Đằng, đường Châu Thượng Văn, công viên Kazik, khách sạn Hội An, đường Nguyễn Thị Minh Khai… Đặc biệt, lễ khai mạc và bế mạc chương trình sẽ được tổ chức thành hoạt động đường phố tại đường vòng cung Chùa Cầu với chương trình nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam và Nhật Bản trình diễn như: múa bon, múa trống cơm, múa sạp, khiêu vũ quốc tế…

Bên cạnh đó, trong suốt thời gian diễn ra chương trình, nhiều hoạt động phong phú, độc đáo cũng được tổ chức, như: các hoạt động trưng bày (triển lãm ảnh giao lưu văn hóa 10 năm qua và các hoạt động hợp tác Hội An – Nhật Bản với chủ đề “10 năm giao lưu, hợp tác Hội An – Nhật Bản, một chặng đường”; thư pháp thơ Haiku; hàng thủ công – mỹ nghệ Hội An – Nhật Bản; ảnh nghệ thuật Nhật Bản); hoạt động cộng đồng “Một giờ vì Hội An sạch hơn”; các hội thảo chuyên đề về bảo vệ môi trường; các hoạt động văn hoá, nghệ thuật (trình diễn nghề ẩm thực Quảng Nam và Nhật Bản; thuyết trình và hướng dẫn viết thư pháp; trang trí lồng đèn Hội An bằng chất liệu vải Kimono; chụp ảnh lưu niệm với áo Yukata; gấp giấy Origami; cắt và dán giấy Kirie; trải nghiệm làm mỳ Sanuki Udon; trải nghiệm mặc trang phục các nhân vật trong truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản; trưng bày sách và bán bánh rán Doraemon…); các trò chơi dân gian Việt Nam (đập nồi, bài chòi, bịt mắt đánh trống, đẩy gậy…) và các trò chơi của trẻ em Nhật Bản; các hoạt động thể thao (bóng ném, đá bóng, bowling, đua thuyền…).

Đô thị cổ Hội An là một trong những thương cảng sầm uất của Đông Nam Á vào thế kỷ 17, 18. Từ khi mới hình thành (thế kỷ 16), đã có rất nhiều thương nhân các nước, đặc biệt là Nhật Bản đến Hội An buôn bán, sinh sống và xây dựng nhiều công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo, trong đó nổi bật nhất là cầu Lai Viễn (Chùa Cầu) – cây cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An. Đây chính là một biểu tượng đẹp của sự giao thoa văn hoá và mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa hai đất nước. Việc duy trì tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản hàng năm cũng là một minh chứng cho mối quan hệ không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan