27-01-2024 13:48

Tháp Bà Po Nagar và nét văn hóa độc đáo của người Chăm

Tháp Bà Po Nagar và nét văn hóa độc đáo của người Chăm

Tháp Bà Po Nagar là một trong số những công trình kiến trúc hiếm hoi của người Chăm còn tồn tại đến ngày nay, lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.

Tháp Bà Po Nagar và nét văn hóa độc đáo của người Chăm

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá một trong những biểu tượng của Nha Trang nói riêng và văn hóa Chăm Pa nói chung, tháp Bà Po Nagar. Ngôi đền được xây dựng từ thời Hoàn Vương Quốc, khi Chăm Pa trong giai đoạn cường thịnh nhất.

Ảnh: @mm.iter

Ảnh: @mm.iter

Sơ đồ hướng dẫn tham quan Po Nagar. Ảnh: @8kenta8

Sơ đồ hướng dẫn tham quan Po Nagar. Ảnh: @8kenta8

Công trình này nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km. Tên gọi Po Nagar thật ra là tên của ngọn tháp lớn nhất của công trình này, thường được dùng để gọi chung cả công trình. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, họ cho rằng vai trò của người phụ nữ trong xã hội là rất to lớn.

Tháp Nam và tháp Đông Nam. Ảnh: @littlecattt_99

Tháp Chính và tháp Nam. Ảnh: @littlecattt_99

Po Nagar ivivu 1 @littlecattt_99

Tháp Chính và tháp Nam. Ảnh: @littlecattt_99

Tháp Bà Po Nagar được xây dựng để thờ nữ vương Po Ina Nagar, người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana, vị thần được tạo nên từ áng mây trời và bọt biển. Người Chăm cho rằng bà là người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo.

Tháp Tây Bắc. Ảnh: @8kenta8

Tháp Đông Nam. Ảnh: @8kenta8

Nữ vương Po Ina Nagar có 97 người chồng, nhưng chỉ có duy nhất Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn tất cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay.

Tượng Thiên Y Mẫu bên trong đền thờ. Ảnh: @nguyenthaihoaiduc

Tượng Thiên Y Thánh Mẫu bên trong đền thờ. Ảnh: @nguyenthaihoaiduc

Ảnh: @sumi_zamurai

Tiền đình Mandapa .Ảnh: @sumi_zamurai

Tính đến hiện nay, tháp Bà Po Nagar Nha Trang là quần thể Chăm Pa lớn nhất việt Nam. Công trình này được chia làm 3 khu vực là Tháp Cổng, Mandapa (khu tiền đình) và Đền Tháp. Do những biến động trong lịch sử, hiện tại chỉ còn 5 công trình kiến trúc tập trung ở khu vực Mandapa và Đền Tháp.

Tiền đình. Ảnh: @song_haaaaaaa

Tiền đình Mandapa. Ảnh: @song_haaaaaaa

Điệu múa đặc trưng của người con gái Chăm

Điệu múa đặc trưng của người con gái Chăm

Tại tháp Bà Po Nagar còn tổ chức lễ hội tháp Bà Po Nagar vào ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người Chăm, được tổ chức rất long trọng. Đặc biệt, tại lễ hội bạn sẽ có cơ hội xem các điệu múa bóng đặc trưng của người Chăm, điệu múa chỉ dâng lên mẹ (Bà Thiên Y) mỗi dịp lễ.

Lễ hội tháp Bà Po Nagar. Ảnh: baokhanhhoa

Lễ hội tháp Bà Po Nagar. Ảnh: baokhanhhoa

Tháp Tây Bắc. Ảnh: @sjkim.jk

Tháp Tây Bắc. Ảnh: @sjkim.jk

Tháp Bà Po Nagar mở cửa từ 8h sáng đến 18h chiều hàng ngày. Giá vé vào cổng cũng rất rẻ với 22.000 đồng một lượt khách. Tham quan tháp bà, bạn sẽ được nghe thuyết minh và tìm hiểu kỹ hơn về các văn hóa, các câu chuyện, các truyền thuyết từ xa xưa của người Chăm được lưu truyền lại.

Các bức tượng của người Chăm được trưng bày trong khuôn viên. Ảnh: @thaothithanh.nguyen_vn

Các bức tượng của người Chăm được trưng bày trong khuôn viên. Ảnh: @thaothithanh.nguyen_vn

Theo iVIVU.com

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan