27-01-2024 14:43

Thác Đôi kỳ thú ở Quảng Ninh – Truyền thuyết về chuyện tình đẹp

Thác Đôi kỳ thú ở Quảng Ninh – Truyền thuyết về chuyện tình đẹp

Nếu đã đến huyện Hải Hà và ấn tượng với hồ Trúc Bài Sơn, thì hãy ghé thăm thác Đôi ở bản Tài Chi. Thác Đôi Quảng Ninh là bản tình ca lãng mạn giữa núi rừng và biểu tượng tình yêu bất diệt.

Thác Đôi kỳ thú ở Quảng Ninh – Truyền thuyết về chuyện tình đẹp

Thác Đôi Quảng Ninh nằm cách trung tâm xã Quảng Sơn khoảng 15km. Du khách phải đi 14km đến xã Quảng Sơn, rồi đi tiếp 14 km đến bản Tài Chi. Để đến được thác Đôi, du khách phải theo chân những người bản địa am hiểu vùng đất này. Vì hiện nay không có đường vào thác, mà phải đi tắt qua suối hay đường rừng, nên khách phải đi giày hoặc dép chuyên dụng.

Thác đôi tách làm 2 sau đó hợp thành hồ. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Thác đôi tách làm 2 sau đó hợp thành hồ. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Có hai đường đến với thác Đôi, một đường có thể đi được xe máy men theo các đồi sim tự nhiên, vào tháng 5 hoa sim nở rộ và đến tháng 7 sim chín tím các quả đồi.

Quanh thác có nhiều tảng đá lớn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Quanh thác có nhiều tảng đá lớn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đường khác đến với thác Đôi là đường đi bộ. Đây là đường tắt qua lòng suối và qua những cánh rừng nguyên sinh, bạn được chiêm ngưỡng cảnh vật hoàn toàn tự nhiên, những tảng đá to, nhỏ muôn hình thù.

Rừng nguyên sinh quanh thác. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Rừng nguyên sinh quanh thác. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Trong rừng có những cây gỗ lớn cổ thụ và nhiều loài thảo mộc, thuốc quý. Lá dong rừng rất nhiều chiếm cả vạt rừng, đây là nguồn lá dong để bà con gói bánh chưng vào dịp tết, bên suối còn có nhiều bụi chuối rừng ra hoa kết trái.

Đường vào thác gập ghềnh. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đường vào thác gập ghềnh. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bao quanh thác Đôi là khu rừng phòng hộ nguyên sinh của huyện Hải Hà. Các cánh rừng nguyên sinh giữ nước cho 2 con sông Hà Cối và Tài Chi, cung cấp nước chính cho các xã làm nông nghiệp ở huyện.

Vượt qua đoạn đường rừng khoảng 3km bạn sẽ đến được thác. Thác cao 10m, dòng nước được chia làm đôi rồi đổ xuống một cái hồ rộng, nước trong xanh nhìn rõ đáy. Thác Đôi bắt nguồn từ nguồn nước núi Cao Ba Lanh, chảy qua bản Tài Chi rồi đổ xuống xuôi theo dòng sông Hà Cối. Ngọn thác cung cấp nước cho hàng ngàn héc-ta rừng và ruộng của bà con.

Vẻ đẹp rừng xanh. Ảnh: Huyện Hải Hà.

Vẻ đẹp rừng xanh. Ảnh: Huyện Hải Hà.

Truyền thuyết về thác Đôi Quảng Ninh được người dân truyền tai nhau: Xa xưa có một đôi trai gái người Dao yêu nhau. Cô gái đẹp như ánh trăng rằm khiến quỷ thần mê mệt, lên kế hoạch bắt cô về làm vợ. Đôi trai gái biết chuyện và cùng chạy trốn đến bật máu chân vì chạy qua suối. Rồi một hôm quỷ thần đã đuổi đến sông Tài Chi.

Tắm thác. Ảnh: Huyện Hải Hà.

Tắm thác. Ảnh: Huyện Hải Hà.

Cặp đôi đã nhảy xuống sông. Quỷ thần ném đá xuống chặn dòng sông. Đôi trai gái đã biến thành hai dòng thác, vượt qua hòn đá lớn tạo thành dòng nhấn chìm quỷ thần. Câu chuyện về dòng nước dù có chia đôi nhưng rồi lại hòa làm một tạo thành hồ nước, giống như tình yêu đích thực dù có lúc chia xa nhưng vẫn về với nhau.

Ảnh: Long Vũ.

Ảnh: Long Vũ.

Khám phá thác Đôi Quảng Ninh, du khách còn được khám phá văn hóa đồng bào Dao. Đồng bào còn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Dao từ xa xưa, có bản sắc lâu đời.

Ở bản Lý Quáng có bà Diềng Chống Sếnh được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian Việt Nam” vào năm 2013. Bà Sếnh là người có nhiều công lao trong việc truyền dạy nghề thêu thùa trang phục truyền thống cho phụ nữ trong xã.

Người Dao ở huyện Hải Hà. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Người Dao ở huyện Hải Hà. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Ở bản này còn có anh Chíu Sáng Hỉ, là người thổi kèn theo các điệu nhạc truyền thống của người Dao hay nhất huyện Hải Hà. Anh có thể thổi được tất cả 18 bài kèn đám ma, 12 bài kèn đám cưới của người Dao. Điều đặc biệt, anh Hỷ còn biết tự tay làm được kèn, vốn trước kia đều do các nghệ nhân “cha truyền, con nối”.

Rực rỡ trang phục dân tộc Dao Thanh Phán. Ảnh: Huyện Hải Hà.

Trang phục dân tộc người Dao Thanh Phán rực rỡ. Ảnh: Huyện Hải Hà.

Ngoài ra ở huyện Hải Hà còn có những đồi chè xanh, khung cảnh thiên nhiên đẹp hoang sơ thơ mộng của xã đảo Cái Chiên hay sự nhộn nhịp tươi mới của khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh và cảnh đẹp nên thơ của những khu vườn mẫu, thôn mẫu… Đây đều là những địa điểm du khách có thể tìm đến tham quan cùng với thác Đôi Quảng Ninh.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan