Cô Tô – một hòn đảo xinh đẹp đến lạ, đẹp về thiên nhiên hùng vĩ, đẹp về con người nhân hậu hiền hòa và đẹp cả về cái tên “Cô Tô” một thời.
Sự tích tên gọi “Cô Tô”
Cô Tô – một hòn đảo xinh đẹp, nơi được xem là địa điểm check-in của rất nhiều giới trẻ, nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, một không gian tươi mát có sự kết hợp rừng và biển đảo mà người dân nơi đây cũng vô cùng thân thiện, mến khách. Đến đây, du khách được trải nghiệm đi dạo trên những con đường đầy cát và gió, dòng nước trong xanh sẽ cuốn đi những lo âu thường ngày giúp du khách đến đây được thoải mái, vui vẻ và đắm chìm vào thế giới tuy hoang sơ nhưng vô cùng lãng mạn này.
Cô Tô hay có tên gọi khác là Chàng Sơn. Nơi đây không chỉ là nơi cự ngụ của của các cư dân vùng Đông Bắc mà còn là nơi định cư của cướp biển Trung Quốc.
Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản và được đổi tên là Hướng Hóa. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển.
Đến thời Pháp thuộc thì Cô Tô là một tổng trong năm xã thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Khi Nhật đảo chính, Pháp đã quay lại chiếm đóng lấy đảo Cô Tô. Tháng 9 năm 1946, Đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Creyac mới chiếm được của Hải quân Pháp tiến ra nhằm giải phóng Cô Tô, đến cuối năm 1955, thực hiện Hiệp định Genève, quân Pháp rút khỏi Cô Tô.
Cô Tô là một đảo trong khoảng 50 đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh, là nơi duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho dựng tượng của mình khi Người ra thăm đảo vào ngày 09 tháng 5 năm 1961.
Trước đây, Cô Tô là xã thuộc huyện Móng Cái, sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ 1964, hai xã đã được sát nhập vào huyện Cẩm Phả. Năm 1994, Chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện đảo Cô Tô.