18-01-2024 11:25

Những nơi linh thiêng cầu may năm mới của các nước Châu Á

Những nơi linh thiêng cầu may năm mới của các nước Châu Á

Tại Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Hương, Chùa Vĩnh Nghiêm hay Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc… đều là những nơi được người dân đến viếng cầu may mỗi dịp năm mới. Vậy còn người dân trong khu vực Châu Á thế nào nhỉ? Cùng iVIVU.com tìm hiểu nhé.

Những nơi linh thiêng cầu may năm mới của các nước Châu Á

Nhật Bản

Đền Meiji Jingu (Minh Trị Thần Cung) ở Shinjuku – Tokyo là đền Thần Đạo nổi tiếng dành riêng cho vị Thiên Hoàng Minh Trị và Hoàng hậu Shoken. Đền tọa lạc trong khoảng rừng xanh do chính tay người dân góp cây trồng, và phải mất 10 phút đi bộ từ cổng chính vào đền. Mỗi năm nơi đây thu hút một lượng lớn người dân và du khách đến cầu nguyện vào năm mới và thời điểm đông nhất là từ ngày 31/12 cho đến vài ngày đầu năm có khoảng 3,5 triệu người đến viếng thăm.

 Từ ngày 31/12 đền đón số lượng lớn người đến viếng. Ảnh: traveljapanblog-com

Từ ngày 31/12 đền đón số lượng lớn người đến viếng. Ảnh: traveljapanblog-com

Những người dân Nhật Bản rất mong được nghe 108 tiếng chuông báo hiệu bước qua năm mới vào tối giao thừa tại đền. Ảnh: www.japantimes.co.jp

Những người dân Nhật Bản rất mong được nghe 108 tiếng chuông báo hiệu bước qua năm mới vào tối giao thừa tại đền. Ảnh: japantimes.co.jp

Người dân hay du khách tới phải rửa tay và miệng tại đài tẩy trần trước khi khi nào điện thờ. Ảnh: youtube.

Người dân hay du khách tới phải rửa tay và miệng tại đài tẩy trần trước khi khi nào điện thờ. Ảnh: youtube.

Ngoài ra khi viếng đền, người dân hay du khách có các hoạt động cầu nguyện sau: viết lời ước trên mảnh giấy nhỏ và cột vào bức tường cầu nguyện, viết lên miếng gỗ Ema treo trước cây long não lớn, quăng đồng xu vào hộp ước, mua bùa may mắn.

Người dân hay du khách đến viếng có thể viết lời cầu nguyện trên miếng gỗ ema, sau đó treo chúng lên trước cây long não lớn. Ảnh:dessylovetravelling.wordpress.com

Người dân hay du khách đến viếng có thể viết lời cầu nguyện trên miếng gỗ ema, sau đó treo chúng lên trước cây long não lớn. Ảnh:dessylovetravelling.wordpress

Ảnh:christinelovestotravel.com

Ảnh:christinelovestotravel

Chùa Kiyomizu – Dera (Chùa Thanh Thủy) rất thu hút đông đảo người dân Nhật và du khách cầu nguyện mỗi năm. Thông thường, sau khi viếng chùa mọi người sẽ đến thác nước có tên là Otowa để uống nước của một trong 3 dòng chảy: Trường Thọ, Đỗ Đạt và Hạnh Phúc với hy vọng những điều trong năm mới sẽ đúng như ý nghĩa của dòng chảy. Tuy nhiên, nếu uống bạn hết cả ba dòng chảy lời nguyện sẽ không còn linh nghiệm nữa, vì thần linh sẽ cho rằng bạn là người tham lam.

Khung cảnh của Chùa Kiyomizu – Dera. Ảnh: duli

Khung cảnh của Chùa Kiyomizu – Dera. Ảnh: duli

Người dân Nhật và du khách cầu nguyện tại Thác Otowa bằng cách uống nước của một trong 3 dòng chảy: trường thọ, đỗ đạt và hạnh phúc. Ảnh: Youtube.

Người dân Nhật và du khách cầu nguyện tại Thác Otowa bằng cách uống nước của một trong 3 dòng chảy: trường thọ, đỗ đạt và hạnh phúc. Ảnh: Youtube.

Tới chùa Kiyomizu – Dera, người Nhật thường rút thẻ xăm omikuji hay còn gọi là lời tiên đoán về vận số viết trên giấy, nếu thẻ Cát thì họ sẽ giữ lại bên mình, nếu Hung thì họ sẽ buộc lên cây thông và tự hứa với thần linh rằng họ sẽ vượt qua những điều cảnh báo từ thần linh. Ảnh: tnttravel.tnt.vietnam.com

Tới chùa Kiyomizu – Dera, người Nhật thường rút thẻ xăm omikuji hay còn gọi là lời tiên đoán về vận số viết trên giấy, nếu thẻ Cát thì họ sẽ giữ lại bên mình, nếu Hung thì họ sẽ buộc lên cây thông và tự hứa với thần linh rằng họ sẽ vượt qua những điều cảnh báo từ thần linh. Ảnh: tnttravel.tnt.vietnam

Ngoài ra, trong chùa Kiyomizu – Dera có một nơi đền nhỏ tên Đền Jishshu, là một nơi cầu tình yêu, điều thú vị là trước đền có 2 hòn đá nhỏ cách nhau 18m, nhiều người tin rằng nếu bạn nhắm mắt và đi từ hòn đá này sang hòn đá bên kia thì sẽ tìm thấy tình yêu đích thực.

Hòn đá cầu tình yêu tại Đền Jishshu trong chùa Kiyomizu – Dera. Ảnh: japanory.typepad.co.uk

Hòn đá cầu tình yêu tại Đền Jishshu trong chùa Kiyomizu – Dera. Ảnh: japanory.typepad.co.uk

Hàn Quốc

Chùa Sudeoksa, tỉnh Chungcheongnam, là một trong những ngôi chùa tại Hàn Quốc được người dân trong những ngày năm mới lui tới để cầu phước. Theo quan niệm của người Hàn, năm mới treo lồng đèn hoa sen sẽ tượng trưng cho ánh sáng, trí tuệ và sự từ bi.

Quang cảnh chùa Sudeoksa. Ảnh: English.visitkorea.or.kr

Quang cảnh chùa Sudeoksa. Ảnh: English.visitkorea.or.kr

Điều đặc biệt là chùa mở cửa đón khách nghỉ trong đêm giao thừa, cùng nhà chùa tham gia vào những hoạt động mang đậm chất văn hóa Hàn Quốc như làm lồng đèn, xâu chuỗi tràng hạt, học thiền, đánh chuông và ngắm mặt trời mọc vào đầu năm mới.

Một trong những cách cầu may của người Hàn Quốc đó là đầu năm đến chùa Sudeoksa học thiền. Ảnh: koreabridge.net

Một trong những cách cầu may của người Hàn Quốc đó là đầu năm đến chùa Sudeoksa học thiền. Ảnh: koreabridge

Chùa Haedong – yonggungsa ở Busan là một ngôi chùa được biết đến là ngôi chùa nằm trên đường bờ biển và lưng tựa vào núi tại Hàn Quốc. Người dân Hàn cũng như người dân Busan mỗi đầu năm mới họ đều viếng thăm nơi đây.

Chùa Haedong – yonggungsa nằm trên đường bờ biển và lưng tựa vào núi. Ảnh: nadianadira.files.wordpress.com

Chùa Haedong – yonggungsa nằm trên đường bờ biển và lưng tựa vào núi. Ảnh: nadianadira.files.wordpress

Con đường vào chùa được trưng bày 12 tượng đá tượng trưng cho 12 con giáp theo quan niệm tuổi của phương Đông cùng 108 bậc thang. Ảnh: trooadventure.files.wordpress.com

Con đường vào chùa được trưng bày 12 tượng đá tượng trưng cho 12 con giáp theo quan niệm tuổi của phương Đông cùng 108 bậc thang. Ảnh: trooadventure.files.wordpress

Những ngày năm mới, hoạt động của người dân đến viếng chùa là họ đến chùa từ tờ mờ sáng, chờ ngắm mặt trời mọc vì họ tin rằng những điều ước đúng khoảnh khắc mặt trời mọc sẽ cho họ một năm may mắn.

Ngắm mặt trời mọc và ước nguyện cầu một năm may mắn. Ảnh:2.bp.blogspot.com

Ngắm mặt trời mọc và ước nguyện cầu một năm may mắn. Ảnh:2.bp.blogspot

Trung Quốc

Ung hòa cung (Yonghegong Lama Temple) – Bắc Kinh là một trong những ngôi chùa phật giáo Tây Tạng nổi tiếng mang một kiến trúc cổ đại kết hợp đặc sắc các dân tộc Hán, Mãn, Mông Cổ và Tạng.

Nét kiến trúc kết hợp các dân tộc Hán, Mãn, Mông Cổ và Tạng tại Ung Hòa Cung. Ảnh: WordPress.com

Nét kiến trúc kết hợp các dân tộc Hán, Mãn, Mông Cổ và Tạng tại Ung Hòa Cung. Ảnh: WordPress

Hằng năm trước đêm 30 Tết, người dòng người tại Bắc Kinh và từ các tỉnh lân cận đến hành hương rất đông đến dâng lễ và hương lên các vị Bồ Tát và Chư Tiên từ rất sớm, vì họ luôn tin rằng thắp hương thờ cúng càng sớm thì may mắn càng đến càng nhanh trong năm mới.

Ảnh: dalje.com

Ảnh: dalje

 Những ngày đầu năm Ung Hòa Cung rất đông người đến viếng cầu may. Ảnh: China daily

Những ngày đầu năm Ung Hòa Cung rất đông người đến viếng cầu may. Ảnh: China daily

Thái Lan

Chùa Phật Vàng (Wat Traimit) nơi rất nhiều người dân Thái tìm đến trong những ngày năm mới đến. Chùa nổi tiếng với bức tượng Phật ngồi cao 3m đúc bằng vàng khối biểu tượng cho sự thịnh vượng, thuần khiết, sức mạnh và quyền năng. Tại Chùa Phật Vàng, người dân sẽ được ban phước lành từ sư thầy, hay dâng lễ lên cây như ý.

chua-phat-vang-ivivu

Chùa Wat Traimit. Ảnh: San San

Tượng vàng khối biểu tượng cho sự thịnh vượng, thuần khiết, sức mạnh và quyền năng.  Ảnh: thousandwonder-net

Tượng vàng khối biểu tượng cho sự thịnh vượng, thuần khiết, sức mạnh và quyền năng.  Ảnh: thousandwonder-net

Người dân Thái cũng như du khách thập phương hành hương năm mới tại chùa đều mong cầu bình anh, thịnh vượng, thành công trong sự nghiệp và gia đình. Ảnh: shafir-inf

Người dân Thái cũng như du khách thập phương hành hương năm mới tại chùa đều mong cầu bình anh, thịnh vượng, thành công trong sự nghiệp và gia đình. Ảnh: shafir-inf

Singapore

Chùa Kwan Im Thong Hood là một ngôi chùa thờ Phật Quan Âm nổi tiếng nhất tại Singapore. Chùa có kiến trúc ấn tượng với mái vòm kiểu Trung Quốc, cùng tông màu nổi bật là đỏ và vàng rất cuốn hút, tượng trưng cho sự giàu sang và may mắn.

Chùa Kwan Im Thong Hood rất đông người hành hương vào ngày Tết. Ảnh: Thestraitstimes.com

Chùa Kwan Im Thong Hood rất đông người hành hương vào ngày Tết. Ảnh: Thestraitstimes

Đặc biệt vào ngày mùng một Tết, chùa đón rất đông người dân gốc Hoa, họ đến đây từ sớm và hy vọng được cắm cây nhang đầu tiên vào bát hương trên bàn thờ Phật với mong muốn cả năm may mắn, gia đình hạnh phúc.

Mùng một tết tại Chùa Kwan Im Thong Hood rất nhiều người gốc Hoa đến viếng. Ảnh: Ghettosingapore.com

Mùng một tết tại Chùa Kwan Im Thong Hood rất nhiều người gốc Hoa đến viếng. Ảnh: Ghettosingapore

Theo Mai Nguyễn (Tổng hợp)

Đánh giá