27-01-2024 15:48

Những lễ cúng ngày Tết đặc sắc của người miền Tây

Những lễ cúng ngày Tết đặc sắc của người miền Tây

Nhắc đến Tết là nhắc đến những nét đẹp trong phong tục truyền thống cũng như trong văn hóa thờ cúng tổ tiên. Cùng iVIVU điểm qua những lễ cúng ngày Tết ở miền Tây để thấy được nét đẹp trong văn hóa của người dân nơi đây nhé.

Những lễ cúng ngày Tết đặc sắc của người miền Tây

Lễ chạp mả (quét dọn mộ)

Lễ cúng ngày Tết của người miền Tây phải kể đến đầu tiên là lễ chạp mả từ sau rằm tháng Chạp đến ngày 25 tháng Chạp (từ 15/12 âm lịch đến 25/12 âm lịch).

Ảnh minh họa: thethaovanhoa.

Ảnh minh họa: thethaovanhoa.

Trong khoảng thời gian này tùy theo từng gia đình sẽ lựa chọn ngày phù hợp để ra quét dọn mộ và sau đó là thắp nhang, bày biện một mâm cơm với những món ăn bình dị để cúng tại phần đất mộ của ông bà tổ tiên mình.

Sau khi cúng xong, anh em dòng họ cùng nhau thưởng thức bữa cơm và cùng trò chuyện để ôn lại những chuyện trong một năm đã qua.

Cúng ông Táo về trời

Cúng ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp là một phong tục quen thuộc của người dân miền Tây trước khi đón Tết. Cách cúng ông Táo về trời của người dân miền Tây cũng khá đơn giản, không có mâm cao cỗ đầy, cũng chẳng có nghi thức cá chép mà chỉ là “nhà có gì cúng nấy” nhưng quan trọng vẫn là tấm lòng của người cúng.

le-cung-ong-tao-khi-ve-nha-moi

Ảnh minh họa.

Ngày xưa, người ta thường cúng kẹo thèo lèo. Bây giờ có thêm đĩa mứt gừng, mứt khóm hoặc trái dưa hấu. Sau đó, đốt thêm cho ông Táo một bộ đồ giấy để ông cũng có áo mới về chầu Ngọc Hoàng. Một số nhà sẽ cúng một mâm cơm với đầy đủ món để đưa ông Táo về chầu trời.

Cúng rước ông bà ngày 30 Tết

Từ lâu, lễ cúng rước ông bà vào ngày 30 Tết đã trở thành một phong tục đặc trưng của người dân Việt Nam. Đây chính là ngày cuối năm và cũng có nhiều lễ cúng nhất. Để cúng cho ngày cuối năm này, nhà nhà sẽ phải chuẩn bị một bữa cơm thật tươm tất nóng hổi với đầy đủ các món đặc trưng ngày Tết như canh khổ qua, thịt kho tàu, củ kiệu… được dọn lên để cúng ông bà tổ tiên như một cách thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn và kính trọng ông bà. Vào ngày này, người dân cũng sẽ rước ông Táo về lại nhà; cách thức rước về giống như cách thức đưa đi.

Ảnh: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống.

Ảnh: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống.

Cúng đêm giao thừa

Đêm 30 là thời khắc khiến lòng người nôn nao, háo hức nhất. Đây cũng là thời điểm đất trời giao hòa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong không khí tràn ngập niềm hân hoan, yêu thương, sum vầy, các thành viên trong gia đình cùng nhau chuẩn bị trái cây, bánh mứt sẵn sàng. Cả nhà ngồi bên nhau trò chuyện, hát ca… đón chờ năm mới. Vào đêm giao thừa khi kim đồng hồ điểm đúng 12 giờ, người dân miền Tây sẽ thực hiện nghi thức cúng đón chào năm mới; hình thức cúng tùy theo gia đình, có nhà chỉ cúng đơn giản là bánh, trà, quả, nhưng nhiều nhà thích chỉn chu sẽ chuẩn bị cả một mâm cơm đầy đủ để đón chào năm mới.

Ảnh minh họa: Fb Đinh Vũ Quang Cường.

Ảnh minh họa: Fb Đinh Vũ Quang Cường.

Cúng mùng 1, 2, 3

Vào mùng 1,2,3 Tết theo thông lệ, mỗi nhà vẫn thực hiện cúng một mâm cơm đầu năm để mong may mắn bình an cũng như mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình mình.

y-nghia-mam-co-ngay-tet-mien-nam

Ảnh minh họa.

mam-co-tet-mien-nam-1612259104-4591-1612259378

Ảnh minh họa.

Theo iVIVU.com

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan