18-01-2024 08:05

Những cử chỉ có thể khiến bạn gặp nạn khi du lịch nước ngoài

Những cử chỉ có thể khiến bạn gặp nạn khi du lịch nước ngoài

Giơ ngón cái, xòe 5 ngón tay hay chĩa đế giày đôi khi chỉ là những cử chỉ, hành động vô tình nhưng có thể khiến bạn bị bắt hoặc gặp rắc rối nếu sử dụng không đúng chỗ.

Chĩa đế giày

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-1-ivivu

Tại các nước Hồi giáo, hành động chĩa đế giày vào người khác là điều cấm kỵ vì đế giày được cho là bẩn thỉu, gần hơn với quỷ dữ và rất xa với thánh thần. Do đó khi có sự hiện diện của người Hồi giáo hãy tránh nâng cao chân hay vắt chân khiến đế giày hướng về phía người đối diện. Trong ảnh là tư thế ngồi gây tranh cãi của tân đại sứ Thụy Điển tại Iran Peter Tejler (trái) khi hội kiến với Tổng thống nước chủ nhà Mahmoud Ahmadinejad, hồi tháng 12/2012. Ảnh: Ynetnews

Cử chỉ ba ngón giữa

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-2-ivivu

Tại Thái Lan, chào bằng cách giơ ba ngón tay hiện nay có thể khiến bạn bị bắt vì đây là hành động thể hiện sự phản đối với cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5 vừa qua.

Cử chỉ bốn ngón tay

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-3-ivivu

Tại Ai Cập, việc nắm ngón cái và giơ 4 ngón còn lại (thường màu vàng) đã trở thành một biểu tượng cho sự ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi và phản đối việc quân đội tiếp quản vào tháng 7/2013.

Vỗ tay

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-4-ivivu

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ban hành luật cấm vỗ tay nơi công cộng, sau hàng loạt cuộc biểu tình phản đối chính phủ hồi năm 2011, trong đó những người tham gia im lặng đứng vỗ tay để bày tỏ thái độ. Do đó, nếu không muốn bị lực lượng cảnh sát nước này bắt giữ, bạn không nên tạo ra tiếng động từ hai bàn tay.

Đưa ngón cái lên

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-5-ivivu

Ở Nga, Mỹ Latinh, Hy Lạp, Trung Đông và một vài nơi ở châu Phi, đưa ngón tay cái lên là hành động khiếm nhã.

Thè lưỡi

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-6-ivivu

Bạn có thể sẽ bị bắt khi thè lưỡi ở Italy, bởi năm 2009 một tòa án phúc thẩm nước này đã đưa ra phán quyết rằng việc thè lưỡi vào mặt người khác khi đang tranh cãi là một hành động xúc phạm và bất hợp pháp.

Phẩy tay dưới cằm

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-7-ivivu

Hành động này đơn giản chỉ là để tay dưới cằm và phẩy nhanh ra phía trước, tuy thế người ta sẽ hiểu rằng bạn đang khoe mẽ hay xúc phạm họ. Vì thế, đừng bao giờ sử dụng nó ở một số nước châu Âu và Bắc Phi như Pháp, Bỉ, Bắc Italy và Tunisia.

Khép hai ngón trỏ

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-8-ivivu

Tại Ai Cập, hành động khép hai ngón trỏ lại gần nhau được hiểu là một sự khiêu khích trước một cô nàng sexy nào đó. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi phát tín hiệu này.

Xòe bàn tay

nhung-cu-chi-co-the-khien-ban-gap-nan-o-nuoc-ngoai-9-ivivu

Lòng bàn tay mở rộng về phía người đối diện với ngón cái choãi hình chữ L được gọi là moutza, bắt nguồn từ một cụm từ trong tiếng Hy Lạp cổ, dùng để chỉ tro, phân, rác… Với ý nghĩa thô tục, moutza là biểu hiện của hành động mang tính công kích mạnh mẽ, đôi khi là ám chỉ năm hành vi tình dục đối với chị/em của đối phương. Bạn nên tránh dấu hiệu này ở Pakistan, một số nước Tây Âu và châu Phi.

Theo VnExpress

Đánh giá